Sau khi kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay," nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, tỉnh ủy Thái Bình đã quan tâm và chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ - khâu đầu tiên trong công tác cán bộ.
Để tổ chức tuyển dụng công chức cơ quan Đảng, đoàn thể năm 2012, Ban Thường vụ tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch thi tuyển công chức cơ quan Đảng, đoàn thể. Theo đó, tỉnh ủy đã thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức cơ quan Đảng, đoàn thể, chỉ đạo tổ chức cử cán bộ đi nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm về tổ chức thi công chức tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Tuyên Quang... xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.
Trên cơ sở nhu cầu số lượng, cơ cấu ngạch công chức cần tuyển do các cơ quan, đơn vị báo cáo, Ban Tổ chức tỉnh ủy đã rà soát, báo cáo Thường trực tỉnh ủy phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức cơ quan khối đảng, đoàn thể; tổ chức thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng về số lượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, chuyên ngành cần tuyển, địa điểm, thời gian tiếp nhận hồ sơ của người dự tuyển.
Tổng số hồ sơ các cơ quan, đơn vị tiếp nhận 624 hồ sơ của thí sinh. Qua thẩm định, có 593 hồ sơ đủ tiêu chuẩn dự thi, tỷ lệ thi cạnh tranh bình quân là 1/8,98 người. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thi tuyển ở đây là cạnh tranh trực tiếp đối với từng vị trí làm việc cụ thể. Ví dụ, vị trí Kế toán Văn phòng tỉnh ủy có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất 1/40, tỷ lệ cạnh tranh thấp nhất là cán bộ Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Kiến Xương tỷ lệ 1/1.
Để bảo đảm tính khách quan cũng như việc bảo mật tuyệt đối đề thi, Hội đồng Tuyển dụng đã giao cho Ban Đề thi xây dựng kế hoạch, phương án hợp đồng việc hợp tác cung cấp đề thi, đáp án và biểu điểm thi phục vụ công tác thi tuyển công chức cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh với một số trường đại học và học viện. Theo đó, các trường đại học và học viện xây dựng nguồn đề thi cho mỗi môn thi gồm có 10 bộ đề thi.
Về nội dung đề thi, môn kiến thức chung: Thi viết một bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội; quản lý hành chính Nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết một bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm, đối với đề thi trắc nghiệm chuyên ngành nội dung ra theo 2 khối đảng và đoàn thể.
Việc ra đề và quản lý đề thi được thực hiện khoa học, chặt chẽ, công phu, bảo đảm tính khách quan, bảo đảm bí mật tuyệt đối. Việc tổ chức ôn luyện kiến thức cho các thí sinh do giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Xây dựng Đảng và Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh thực hiện. Công tác chấm thi được triển khai một cách nghiêm túc, đúng quy trình, nội quy, quy chế của kỳ thi.
Kết quả, có 48 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào các vị trí việc làm đạt 72,7%, trong đó thí sinh nữ là 41, chiếm 85,42%, đại học chính quy 41, chiếm 85,42%, đại học chính quy liên thông và các loại hình đào tạo khác 7, chiếm 14,58%, thí sinh tốt nghiệp đại học xuất sắc 1 chiếm 2,08%, thí sinh tốt nghiệp đại học loại khá và giỏi là 40, chiếm 83,34%.
Nét nổi bật trong việc tổ chức thi tuyển công chức khối Đảng, đoàn thể năm 2012 ở tỉnh Thái Bình là: thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy trình, bảo đảm chặt chẽ, coi trọng chất lượng... được dư luận đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, bước đầu tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân vào cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền. Tỉnh đã lựa chọn được cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực thực sự; khắc phục tình trạng dư luận cho rằng chọn cán bộ, công chức theo cảm tính, do nể nang, thân quen hay chạy vạy.
Qua đó, có thể khẳng định rằng: Không phải cán bộ trẻ không tâm huyết, không có nguyện vọng về đóng góp cho quê hương; cán bộ giỏi không vào cơ quan Nhà nước và không phải không có nguồn cán bộ nữ, trẻ, có năng lực để tuyển vào công chức như trước đây vẫn quan niệm.
Tuy nhiên, việc xác định vị trí việc làm chưa thật sự đầy đủ, thiếu yêu cầu cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến việc trong một số trường hợp bằng cấp chuyên môn của người trúng tuyển chưa thực sự phù hợp với vị trí việc làm. Hiện nay chưa có cơ chế, chính sách ưu tiên đối với những đối tượng dự thi có bằng đạt loại giỏi hoặc có trình độ chuyên môn thạc sỹ…
Qua thi tuyển đã chọn được cán bộ có kiến thức, có kết quả học tập tốt nhưng chưa có điều kiện đánh giá được năng lực công tác thực tiễn trong lĩnh vực công tác đảng, đoàn thể./.
Để tổ chức tuyển dụng công chức cơ quan Đảng, đoàn thể năm 2012, Ban Thường vụ tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch thi tuyển công chức cơ quan Đảng, đoàn thể. Theo đó, tỉnh ủy đã thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức cơ quan Đảng, đoàn thể, chỉ đạo tổ chức cử cán bộ đi nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm về tổ chức thi công chức tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Tuyên Quang... xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.
Trên cơ sở nhu cầu số lượng, cơ cấu ngạch công chức cần tuyển do các cơ quan, đơn vị báo cáo, Ban Tổ chức tỉnh ủy đã rà soát, báo cáo Thường trực tỉnh ủy phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức cơ quan khối đảng, đoàn thể; tổ chức thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng về số lượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, chuyên ngành cần tuyển, địa điểm, thời gian tiếp nhận hồ sơ của người dự tuyển.
Tổng số hồ sơ các cơ quan, đơn vị tiếp nhận 624 hồ sơ của thí sinh. Qua thẩm định, có 593 hồ sơ đủ tiêu chuẩn dự thi, tỷ lệ thi cạnh tranh bình quân là 1/8,98 người. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thi tuyển ở đây là cạnh tranh trực tiếp đối với từng vị trí làm việc cụ thể. Ví dụ, vị trí Kế toán Văn phòng tỉnh ủy có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất 1/40, tỷ lệ cạnh tranh thấp nhất là cán bộ Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Kiến Xương tỷ lệ 1/1.
Để bảo đảm tính khách quan cũng như việc bảo mật tuyệt đối đề thi, Hội đồng Tuyển dụng đã giao cho Ban Đề thi xây dựng kế hoạch, phương án hợp đồng việc hợp tác cung cấp đề thi, đáp án và biểu điểm thi phục vụ công tác thi tuyển công chức cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh với một số trường đại học và học viện. Theo đó, các trường đại học và học viện xây dựng nguồn đề thi cho mỗi môn thi gồm có 10 bộ đề thi.
Về nội dung đề thi, môn kiến thức chung: Thi viết một bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội; quản lý hành chính Nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết một bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm, đối với đề thi trắc nghiệm chuyên ngành nội dung ra theo 2 khối đảng và đoàn thể.
Việc ra đề và quản lý đề thi được thực hiện khoa học, chặt chẽ, công phu, bảo đảm tính khách quan, bảo đảm bí mật tuyệt đối. Việc tổ chức ôn luyện kiến thức cho các thí sinh do giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Xây dựng Đảng và Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh thực hiện. Công tác chấm thi được triển khai một cách nghiêm túc, đúng quy trình, nội quy, quy chế của kỳ thi.
Kết quả, có 48 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào các vị trí việc làm đạt 72,7%, trong đó thí sinh nữ là 41, chiếm 85,42%, đại học chính quy 41, chiếm 85,42%, đại học chính quy liên thông và các loại hình đào tạo khác 7, chiếm 14,58%, thí sinh tốt nghiệp đại học xuất sắc 1 chiếm 2,08%, thí sinh tốt nghiệp đại học loại khá và giỏi là 40, chiếm 83,34%.
Nét nổi bật trong việc tổ chức thi tuyển công chức khối Đảng, đoàn thể năm 2012 ở tỉnh Thái Bình là: thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy trình, bảo đảm chặt chẽ, coi trọng chất lượng... được dư luận đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, bước đầu tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân vào cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền. Tỉnh đã lựa chọn được cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực thực sự; khắc phục tình trạng dư luận cho rằng chọn cán bộ, công chức theo cảm tính, do nể nang, thân quen hay chạy vạy.
Qua đó, có thể khẳng định rằng: Không phải cán bộ trẻ không tâm huyết, không có nguyện vọng về đóng góp cho quê hương; cán bộ giỏi không vào cơ quan Nhà nước và không phải không có nguồn cán bộ nữ, trẻ, có năng lực để tuyển vào công chức như trước đây vẫn quan niệm.
Tuy nhiên, việc xác định vị trí việc làm chưa thật sự đầy đủ, thiếu yêu cầu cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến việc trong một số trường hợp bằng cấp chuyên môn của người trúng tuyển chưa thực sự phù hợp với vị trí việc làm. Hiện nay chưa có cơ chế, chính sách ưu tiên đối với những đối tượng dự thi có bằng đạt loại giỏi hoặc có trình độ chuyên môn thạc sỹ…
Qua thi tuyển đã chọn được cán bộ có kiến thức, có kết quả học tập tốt nhưng chưa có điều kiện đánh giá được năng lực công tác thực tiễn trong lĩnh vực công tác đảng, đoàn thể./.
Ngọc Thảo (TTXVN)