Ông Trần Hữu Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình cho biết do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước nên nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đang tiếp tục gặp khó khăn lớn, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đầu năm đến nay đã có 286 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2012.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc chuyển nhượng một phần tài sản để tiếp tục tồn tại.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do các doanh nghiệpthanhpho.thaibinh.gov.vn yếu kém về quản trị và năng lực tài chính và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, theo ông Khoa, trên 70% số doanh nghiệp trong tỉnh vẫn tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tồn tại và duy trì hoạt động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, trong đó có một số doanh nghiệp vẫn đầu tư mới hoặc đầu tư chiều sâu để tiếp tục phát triển, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Kết quả nộp ngân sách của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong chín tháng đầu năm đạt trên 1.690 tỷ đồng, đạt 92% so với dự toán và tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó có sáu doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp nhà nước Trung ương nộp ngân sách tăng 64 tỷ đồng; bảy doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp nhà nước địa phương nộp ngân sách tăng 27 tỷ đồng; 10 doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nộp tăng ngân sách 57 tỷ đồng; đặc biệt có 13 doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước đã nộp tăng 296,8 tỷ đồng. Tổng số lao động đang làm việc tại trên 3.000 doanh nghiệp đã đạt con số trên 180.000 người. Hàng năm số lao động tăng thêm từ 10.000-13.000 lao động.
Tuy nhiên, ông Khoa cũng cho rằng, thời gian tới các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Do đó, các cấp, các ngành cần tạo điều kiện hơn nữa về nguồn vốn cũng như các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính và các lĩnh vực khác liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh./.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc chuyển nhượng một phần tài sản để tiếp tục tồn tại.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do các doanh nghiệpthanhpho.thaibinh.gov.vn yếu kém về quản trị và năng lực tài chính và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, theo ông Khoa, trên 70% số doanh nghiệp trong tỉnh vẫn tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tồn tại và duy trì hoạt động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, trong đó có một số doanh nghiệp vẫn đầu tư mới hoặc đầu tư chiều sâu để tiếp tục phát triển, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Kết quả nộp ngân sách của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong chín tháng đầu năm đạt trên 1.690 tỷ đồng, đạt 92% so với dự toán và tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó có sáu doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp nhà nước Trung ương nộp ngân sách tăng 64 tỷ đồng; bảy doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp nhà nước địa phương nộp ngân sách tăng 27 tỷ đồng; 10 doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nộp tăng ngân sách 57 tỷ đồng; đặc biệt có 13 doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước đã nộp tăng 296,8 tỷ đồng. Tổng số lao động đang làm việc tại trên 3.000 doanh nghiệp đã đạt con số trên 180.000 người. Hàng năm số lao động tăng thêm từ 10.000-13.000 lao động.
Tuy nhiên, ông Khoa cũng cho rằng, thời gian tới các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Do đó, các cấp, các ngành cần tạo điều kiện hơn nữa về nguồn vốn cũng như các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính và các lĩnh vực khác liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh./.
Thanh Bình (TTXVN)