Được dự báo là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 5, công tác chuẩn bị đối phó với bão đang được các cấp, ngành, địa phương của tỉnh Thái Bình tích cực triển khai.
Từ sáng 2/8, tỉnh Thái Bình thực hiện việc cấm các tàu thuyền và ngư dân ra khơi, đồng thời chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với các địa phương ven biển khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ số tàu, thuyền trên địa bàn.
Tỉnh tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, trên sông di chuyển ngay vào nơi tránh, trú bão an toàn; bố trí, sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu tránh va đập, gây vỡ và chìm tàu; không để các tàu, thuyền lớn neo đậu ở gần mái kè, các cầu, cống.
Đến nay, tỉnh Thái Bình đã có 951 phương tiện tàu thuyền với 2.500 lao động neo đậu tại các bến trong tỉnh. Hiện còn 237 phương tiện với 588 lao động đang hoạt động trên biển, nhưng chủ yếu hoạt động tại các khu vực ven biển của Thái Bình đi về trong ngày; 13 tàu với 92 lao động hoạt động tại các vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa đã nhận được thông tin về bão số 5 để chủ động phòng tránh.
Tỉnh cũng chỉ đạo hai địa phương ven biển Tiền Hải và Thái Thụy tổ chức di dời toàn bộ số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy hải sản ngoài đê chính, ngư dân trên các tàu, thuyền đã vào khu neo đậu, người dân ở các khu vực nguy hiểm và ở trong các nhà yếu đến nơi an toàn, hoàn thành trước sáng 3/8.
Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác chuẩn bị, huy động vật tư, phương tiện đối phó với bão tại các địa phương và triển khai xử lý khẩn cấp các đoạn đê kè xung yếu bị sạt lở, hư hỏng vừa qua do bão số 2 gây ra ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương.
Đến nay, các địa phương này đã cơ bản hoàn thành xong việc gia cố, xử lý khẩn cấp mái kè ở xã Đông Minh; mái đê cửa sông hữu Trà Lý từ K3+550 đến K3+820 (huyện Tiền Hải); mái đê cửa sông Hóa từ K3+800 đến K5 tại huyện Thái Thụy...
Trước tình hình bão số 5 có diễn biến khác quy luật so với những cơn bão trước và đổ bộ vào Thái Bình vào sáng 3/8 khi triều mạnh và lũ các sông dâng cao, có thể tạo nên tổ hợp lũ, bão rất nguy hiểm, tỉnh Thái Bình tập trung chỉ đạo các địa phương kiểm tra rà soát toàn bộ hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển, đặc biệt là các trọng điểm đê, kè cống xung yếu, chủ động xử lý ngay. Đồng thời, tỉnh phân công cán bộ và các lực lượng canh coi đê, kiểm tra thường xuyên, liên tục trên các tuyến đê phát hiện mạch sủi, lỗ rò, các đoạn đê thấp có thể tràn và các hư hỏng đột xuất để có ngay phương án xử lý, ứng cứu kịp thời theo phương châm "4 tại chỗ."
Ngay từ tối 1/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình chỉ đạo các Công ty khai thác thủy lợi Bắc và Nam Thái Bình vận hành các trạm bơm tiêu úng kết hợp mở các cống để tiêu nước toàn hệ thống, bảo vệ an toàn cho trên 81.000ha lúa mùa mới cấy.
Để đảm bảo an toàn trong bão, tỉnh Thái Bình yêu cầu nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trong tỉnh tập trung chằng chống nhà cửa, kho tàng, cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, phát tỉa cành cây, kiểm tra đường điện, khơi thông dòng chảy...
Các ngành điện lực, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ bảo đảm hệ thống điện và thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng chống lụt bão.
Các lực lượng công an, quân đội, biên phòng chủ động các phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng làm nhiệm vụ, ứng cứu kịp thời các tình huống khẩn cấp khi có yêu cầu./.
Từ sáng 2/8, tỉnh Thái Bình thực hiện việc cấm các tàu thuyền và ngư dân ra khơi, đồng thời chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với các địa phương ven biển khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ số tàu, thuyền trên địa bàn.
Tỉnh tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, trên sông di chuyển ngay vào nơi tránh, trú bão an toàn; bố trí, sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu tránh va đập, gây vỡ và chìm tàu; không để các tàu, thuyền lớn neo đậu ở gần mái kè, các cầu, cống.
Đến nay, tỉnh Thái Bình đã có 951 phương tiện tàu thuyền với 2.500 lao động neo đậu tại các bến trong tỉnh. Hiện còn 237 phương tiện với 588 lao động đang hoạt động trên biển, nhưng chủ yếu hoạt động tại các khu vực ven biển của Thái Bình đi về trong ngày; 13 tàu với 92 lao động hoạt động tại các vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa đã nhận được thông tin về bão số 5 để chủ động phòng tránh.
Tỉnh cũng chỉ đạo hai địa phương ven biển Tiền Hải và Thái Thụy tổ chức di dời toàn bộ số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy hải sản ngoài đê chính, ngư dân trên các tàu, thuyền đã vào khu neo đậu, người dân ở các khu vực nguy hiểm và ở trong các nhà yếu đến nơi an toàn, hoàn thành trước sáng 3/8.
Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác chuẩn bị, huy động vật tư, phương tiện đối phó với bão tại các địa phương và triển khai xử lý khẩn cấp các đoạn đê kè xung yếu bị sạt lở, hư hỏng vừa qua do bão số 2 gây ra ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương.
Đến nay, các địa phương này đã cơ bản hoàn thành xong việc gia cố, xử lý khẩn cấp mái kè ở xã Đông Minh; mái đê cửa sông hữu Trà Lý từ K3+550 đến K3+820 (huyện Tiền Hải); mái đê cửa sông Hóa từ K3+800 đến K5 tại huyện Thái Thụy...
Trước tình hình bão số 5 có diễn biến khác quy luật so với những cơn bão trước và đổ bộ vào Thái Bình vào sáng 3/8 khi triều mạnh và lũ các sông dâng cao, có thể tạo nên tổ hợp lũ, bão rất nguy hiểm, tỉnh Thái Bình tập trung chỉ đạo các địa phương kiểm tra rà soát toàn bộ hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển, đặc biệt là các trọng điểm đê, kè cống xung yếu, chủ động xử lý ngay. Đồng thời, tỉnh phân công cán bộ và các lực lượng canh coi đê, kiểm tra thường xuyên, liên tục trên các tuyến đê phát hiện mạch sủi, lỗ rò, các đoạn đê thấp có thể tràn và các hư hỏng đột xuất để có ngay phương án xử lý, ứng cứu kịp thời theo phương châm "4 tại chỗ."
Ngay từ tối 1/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình chỉ đạo các Công ty khai thác thủy lợi Bắc và Nam Thái Bình vận hành các trạm bơm tiêu úng kết hợp mở các cống để tiêu nước toàn hệ thống, bảo vệ an toàn cho trên 81.000ha lúa mùa mới cấy.
Để đảm bảo an toàn trong bão, tỉnh Thái Bình yêu cầu nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trong tỉnh tập trung chằng chống nhà cửa, kho tàng, cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, phát tỉa cành cây, kiểm tra đường điện, khơi thông dòng chảy...
Các ngành điện lực, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ bảo đảm hệ thống điện và thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng chống lụt bão.
Các lực lượng công an, quân đội, biên phòng chủ động các phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng làm nhiệm vụ, ứng cứu kịp thời các tình huống khẩn cấp khi có yêu cầu./.
Thanh Phú (TTXVN)