Để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, hàng chục ngôi đình tại các vùng quê trong tỉnh Nghệ An đã được khôi phục sau nhiều năm hoang phế.
Từ nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia và xã hội hóa, nhiều ngôi đình đã được trùng tu, tôn tạo, mở cửa phục vụ người dân và khách tham quan. Đây còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian, góp phần phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc.
Năm 2007, đình Đông Châu mới được xây dựng trên nền đình cũ. Đình có diện tích được mở rộng hơn nhờ sự tự nguyện hiến đất xây đình của người dân trong làng.
Theo ông Nguyễn Văn Đồng - người trông coi đình Đông Châu: Đình Đông Châu được xây dựng từ giữa thế kỷ 18 gồm hai tòa là bái đinh và hậu cung, được chạm trổ điêu khắc khá công phu. Do chiến tranh, đình được dời đi để làm chợ, rồi làm kho. Hòa bình lập lại, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong vùng muốn khôi phục lại đình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vừa là nơi cầu an cầu phúc, vừa là nơi hội họp của dân làng.
Đến nay, đình vẫn giữ được nhiều hiện vật quý như đồ tế khí, 12 sắc phong, bảo kiếm, bài vị, hoành phi, câu đối, lục bình, lư hương. Người dân làng Quang Thái còn xây dựng thêm Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ (trong làng có 31 anh hùng liệt sỹ) đã có công với nước là người con của làng Quang Thái ngay trong khuôn viên của đình.
Sau khi được phục dựng, đình Đông Châu trở lại làm ngôi nhà chung của làng Quang Thái, hội người cao tuổi, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, phụ nữ… luôn chọn đình làm nơi sinh hoạt văn hoá. Vào ngày mùng một và ngày rằm, lễ tiết bà con trong làng và con em xa quê vẫn về đình làng dâng hương lên vị thành hoàng để cầu an cầu phúc. Ngày thường, bà con trong vùng còn phân công quét tước sân đình, chăm sóc vườn hoa cây cảnh trong đình.
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, nhân dân làng Quang Thái đang có kế hoạch chuẩn bị mở rộng khuôn viên của đình; đồng thời phục dựng lại Nhà thờ Đức Thánh Mẫu cạnh đình Đông Châu, quy hoạch thành khu di tích lịch sử văn hoá tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái.
Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích danh thắng, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có trên 100 ngôi đình, trong đó có 20 đình được xếp hạng (12 đình cấp quốc gia, 8 đình cấp tỉnh). Hiện nay, nhiều đình làng đã xuống cấp trầm trọng, chính quyền địa phương, ngành chức năng cần có phương án bảo tồn, tôn tạo, phục dựng lại nhằm tôn vinh những nét đẹp của di sản, văn hóa dân tộc.
Trong năm năm qua, chính quyền nhiều địa phương phối hợp với Ban Quản lý di tích danh thắng của tỉnh Nghệ An nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, đánh giá thực trạng cũng như xác định các giá trị văn hóa về kiến trúc, tín ngưỡng của từng ngôi đình để tìm ra phương án trùng tu, phục hồi nguyên trạng. Nhiều ngôi đình như đình Hoành Sơn, đình Võ Liệt, đình làng Quỳnh Đôi, đình Hậu, đình Chính Vị, đình Trung Kiên, đình Trung Cần, đình Khả Lãm, đình Liên Trì, đình Long Ân, đình Phú Nhuận, đình chợ Xâm… đã được phục hồi, tu bổ, tôn tạo khá uy nghi. Tuy nhiên, việc phục hồi tôn tạo cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.
Thực tế cho thấy, các di tích được xếp hạng đã được cấp vốn, song rất ít, còn các di tích chưa được xếp hạng vẫn chưa có nguồn bố trí để phục dựng, tu sửa. Hàng năm, nguồn kinh phí của tỉnh dành cho công tác tu bổ, tôn tạo các di tích khoảng 500 triệu đồng; ngoài ra còn có nguồn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia, song vì có quá nhiều di tích bị xuống cấp nên kinh phí phải chia ra nhiều phần.
Bà Võ Thị Loan, Trưởng phòng Tu bổ di tích, Ban Quản lý Di tích danh thắng tỉnh Nghệ An cho biết Đình làng là nơi thể hiện đời sống tâm linh, một nét văn hóa quan trọng trong cuộc sống của người Việt. Đình làng còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của làng, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, văn hoá văn nghệ, hội họp của làng… Do đó, biết việc chia nhỏ nguồn kinh phí là đầu tư dàn trải, hiệu quả mang lại không cao, tuy nhiên vì nguồn vốn quá ít, trong khi đó di tích nào cũng cần phải tu bổ, tôn tạo thế nên đơn vị không có phương án nào khác là "chia nhỏ" ra.
Bà Võ Thị Loan cho biết thêm thời gian tới, Ban Quản lý Di tích danh thắng tỉnh Nghệ An đề nghị nên ưu tiên tập trung nguồn kinh phí để tu bổ, tôn tạo 1-2 di tích xuống cấp trầm trọng hơn thay vì "chia nhỏ" ra như hiện nay.
Bên cạnh đó, việc tôn tạo, khôi phục đình làng xuất phát từ nhu cầu đời sống của nhân dân, thiết nghĩ chính quyền địa phương, Nhà nước và nhân dân, dòng họ, con cháu cùng tham gia, đóng góp nhiều hơn để khôi phục, bảo tồn đình làng trước nguy cơ bị mai một./.
Từ nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia và xã hội hóa, nhiều ngôi đình đã được trùng tu, tôn tạo, mở cửa phục vụ người dân và khách tham quan. Đây còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian, góp phần phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc.
Năm 2007, đình Đông Châu mới được xây dựng trên nền đình cũ. Đình có diện tích được mở rộng hơn nhờ sự tự nguyện hiến đất xây đình của người dân trong làng.
Theo ông Nguyễn Văn Đồng - người trông coi đình Đông Châu: Đình Đông Châu được xây dựng từ giữa thế kỷ 18 gồm hai tòa là bái đinh và hậu cung, được chạm trổ điêu khắc khá công phu. Do chiến tranh, đình được dời đi để làm chợ, rồi làm kho. Hòa bình lập lại, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong vùng muốn khôi phục lại đình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vừa là nơi cầu an cầu phúc, vừa là nơi hội họp của dân làng.
Đến nay, đình vẫn giữ được nhiều hiện vật quý như đồ tế khí, 12 sắc phong, bảo kiếm, bài vị, hoành phi, câu đối, lục bình, lư hương. Người dân làng Quang Thái còn xây dựng thêm Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ (trong làng có 31 anh hùng liệt sỹ) đã có công với nước là người con của làng Quang Thái ngay trong khuôn viên của đình.
Sau khi được phục dựng, đình Đông Châu trở lại làm ngôi nhà chung của làng Quang Thái, hội người cao tuổi, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, phụ nữ… luôn chọn đình làm nơi sinh hoạt văn hoá. Vào ngày mùng một và ngày rằm, lễ tiết bà con trong làng và con em xa quê vẫn về đình làng dâng hương lên vị thành hoàng để cầu an cầu phúc. Ngày thường, bà con trong vùng còn phân công quét tước sân đình, chăm sóc vườn hoa cây cảnh trong đình.
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, nhân dân làng Quang Thái đang có kế hoạch chuẩn bị mở rộng khuôn viên của đình; đồng thời phục dựng lại Nhà thờ Đức Thánh Mẫu cạnh đình Đông Châu, quy hoạch thành khu di tích lịch sử văn hoá tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái.
Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích danh thắng, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có trên 100 ngôi đình, trong đó có 20 đình được xếp hạng (12 đình cấp quốc gia, 8 đình cấp tỉnh). Hiện nay, nhiều đình làng đã xuống cấp trầm trọng, chính quyền địa phương, ngành chức năng cần có phương án bảo tồn, tôn tạo, phục dựng lại nhằm tôn vinh những nét đẹp của di sản, văn hóa dân tộc.
Trong năm năm qua, chính quyền nhiều địa phương phối hợp với Ban Quản lý di tích danh thắng của tỉnh Nghệ An nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, đánh giá thực trạng cũng như xác định các giá trị văn hóa về kiến trúc, tín ngưỡng của từng ngôi đình để tìm ra phương án trùng tu, phục hồi nguyên trạng. Nhiều ngôi đình như đình Hoành Sơn, đình Võ Liệt, đình làng Quỳnh Đôi, đình Hậu, đình Chính Vị, đình Trung Kiên, đình Trung Cần, đình Khả Lãm, đình Liên Trì, đình Long Ân, đình Phú Nhuận, đình chợ Xâm… đã được phục hồi, tu bổ, tôn tạo khá uy nghi. Tuy nhiên, việc phục hồi tôn tạo cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.
Thực tế cho thấy, các di tích được xếp hạng đã được cấp vốn, song rất ít, còn các di tích chưa được xếp hạng vẫn chưa có nguồn bố trí để phục dựng, tu sửa. Hàng năm, nguồn kinh phí của tỉnh dành cho công tác tu bổ, tôn tạo các di tích khoảng 500 triệu đồng; ngoài ra còn có nguồn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia, song vì có quá nhiều di tích bị xuống cấp nên kinh phí phải chia ra nhiều phần.
Bà Võ Thị Loan, Trưởng phòng Tu bổ di tích, Ban Quản lý Di tích danh thắng tỉnh Nghệ An cho biết Đình làng là nơi thể hiện đời sống tâm linh, một nét văn hóa quan trọng trong cuộc sống của người Việt. Đình làng còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của làng, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, văn hoá văn nghệ, hội họp của làng… Do đó, biết việc chia nhỏ nguồn kinh phí là đầu tư dàn trải, hiệu quả mang lại không cao, tuy nhiên vì nguồn vốn quá ít, trong khi đó di tích nào cũng cần phải tu bổ, tôn tạo thế nên đơn vị không có phương án nào khác là "chia nhỏ" ra.
Bà Võ Thị Loan cho biết thêm thời gian tới, Ban Quản lý Di tích danh thắng tỉnh Nghệ An đề nghị nên ưu tiên tập trung nguồn kinh phí để tu bổ, tôn tạo 1-2 di tích xuống cấp trầm trọng hơn thay vì "chia nhỏ" ra như hiện nay.
Bên cạnh đó, việc tôn tạo, khôi phục đình làng xuất phát từ nhu cầu đời sống của nhân dân, thiết nghĩ chính quyền địa phương, Nhà nước và nhân dân, dòng họ, con cháu cùng tham gia, đóng góp nhiều hơn để khôi phục, bảo tồn đình làng trước nguy cơ bị mai một./.
Bích Huệ (TTXVN)