Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã biểu dương những thành tích đạt được trong thời gian qua của ngành kiểm sát trong hoạt động công tố, điều tra xét xử và phòng ngừa, đấu tranh tội phạm; tạo được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, sự tin cậy của Đảng và Nhà nước.
Tại hội nghị toàn ngành kiểm sát, do Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ngày 22/6, ông Trương Tấn Sang cũng lưu ý những kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, tình hình tội phạm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, trong đó có tội phạm ma túy, băng nhóm xã hội đen. Nguồn cán bộ của ngành còn ít, chậm được tăng cường về chất lượng. Do vậy, ngành kiểm sát cần có những nghiên cứu để khắc phục các hạn chế nói trên.
Ông Trương Tấn Sang đề nghị ngành kiểm sát phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức hoạt động, tổ chức cán bộ, hoàn thiện thể chế pháp luật, đạo đức nghề nghiệp. Ngành cần tiếp tục triển khai tập trung các đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt các văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI, tổ chức thực hiện các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, xây dựng các chương trình hành động để tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống của ngành.
Ngành cần nỗ lực tham gia vào quá trình cải cách tư pháp, đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng, điều tra, xét xử, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.
Về vấn đề này, ông Trương Tấn Sang lưu ý quá trình đổi mới, cải cách tư pháp cần tránh sự nóng vội, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành cũng như ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Ngành kiểm sát cần rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ về 5 đức tính của cán bộ kiểm sát là công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn. Đây là một vấn đề quan trọng và cấp thiết để chủ động xây dựng một nền tư pháp đổi mới, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Lãnh đạo ngành cũng cần tạo điều kiện để cán bộ, kiểm sát viên được tham gia Hiệp hội công tố thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Ông Trần Quốc Vượng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết trong thời gian tới ngành kiểm sát sẽ tiếp tục quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong cải cách tư pháp.
Ngành cũng xác định, công tác kiểm sát phải bám sát, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng; nắm vững và quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về chức năng, nhiệm vụ của ngành; trong đó thực hiện chủ trương của Đảng là tăng cường nhiệm vụ công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra. Quan điểm giải quyết vụ án của kiểm sát viên tại phiên tòa phải là kết quả của quá trình tranh tụng dân chủ, công khai, có trách nhiệm giữa kiểm sát viên với luật sư bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng theo qui định của pháp luật.
Ngành phấn đấu giảm tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung, án bị đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do không chứng minh được hoặc do bị can không phạm tội. Vai trò chủ động và trách nhiệm của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trong quản lý, chỉ đạo điều hành được nâng cao nhằm tạo sự tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, ngành kiểm sát cũng xác định đổi mới công tác cán bộ, công tác thống kê, công tác kế hoạch tài chính và tăng cường hợp tác quốc tế./.
Tại hội nghị toàn ngành kiểm sát, do Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ngày 22/6, ông Trương Tấn Sang cũng lưu ý những kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, tình hình tội phạm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, trong đó có tội phạm ma túy, băng nhóm xã hội đen. Nguồn cán bộ của ngành còn ít, chậm được tăng cường về chất lượng. Do vậy, ngành kiểm sát cần có những nghiên cứu để khắc phục các hạn chế nói trên.
Ông Trương Tấn Sang đề nghị ngành kiểm sát phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức hoạt động, tổ chức cán bộ, hoàn thiện thể chế pháp luật, đạo đức nghề nghiệp. Ngành cần tiếp tục triển khai tập trung các đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt các văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI, tổ chức thực hiện các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, xây dựng các chương trình hành động để tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống của ngành.
Ngành cần nỗ lực tham gia vào quá trình cải cách tư pháp, đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng, điều tra, xét xử, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.
Về vấn đề này, ông Trương Tấn Sang lưu ý quá trình đổi mới, cải cách tư pháp cần tránh sự nóng vội, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành cũng như ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Ngành kiểm sát cần rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ về 5 đức tính của cán bộ kiểm sát là công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn. Đây là một vấn đề quan trọng và cấp thiết để chủ động xây dựng một nền tư pháp đổi mới, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Lãnh đạo ngành cũng cần tạo điều kiện để cán bộ, kiểm sát viên được tham gia Hiệp hội công tố thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Ông Trần Quốc Vượng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết trong thời gian tới ngành kiểm sát sẽ tiếp tục quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong cải cách tư pháp.
Ngành cũng xác định, công tác kiểm sát phải bám sát, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng; nắm vững và quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về chức năng, nhiệm vụ của ngành; trong đó thực hiện chủ trương của Đảng là tăng cường nhiệm vụ công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra. Quan điểm giải quyết vụ án của kiểm sát viên tại phiên tòa phải là kết quả của quá trình tranh tụng dân chủ, công khai, có trách nhiệm giữa kiểm sát viên với luật sư bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng theo qui định của pháp luật.
Ngành phấn đấu giảm tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung, án bị đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do không chứng minh được hoặc do bị can không phạm tội. Vai trò chủ động và trách nhiệm của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trong quản lý, chỉ đạo điều hành được nâng cao nhằm tạo sự tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, ngành kiểm sát cũng xác định đổi mới công tác cán bộ, công tác thống kê, công tác kế hoạch tài chính và tăng cường hợp tác quốc tế./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)