Tình hình Sudan ngày 14/12 lại căng thẳng khi cảnh sát bắt giữ ít nhất 38 người biểu tình thuộc Phong trào giải phóng nhân dân miền Nam Sudan (SPLM) bên ngoài trụ sở quốc hội.
Chính quyền Sudan đã cấm đi lại tại mọi ngả đường dẫn tới quốc hội và các cơ quan chính phủ tại Thủ đô Khartoum. Cảnh sát đã bắn đạn hơi cay và sử dụng vòi rồng nhằm giải tán đám đông người biểu tình.
Tất cả 21 nhóm đối lập ở Sudan, trong đó có SPLM và đảng Ummah, đã phát động cuộc biểu tình trên, bất chấp việc các nhà lãnh đạo miền Bắc và miền Nam nước này trước đó một ngày đã đạt được thỏa thuận về cải tổ nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm 2010 và cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho miền Nam Sudan vào năm 2011.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về thỏa thuận mới đạt được, song văn bản này được đánh giá là sẽ xoa dịu căng thẳng giữa các phe phái, củng cố hiệp định hòa bình năm 2005 nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ qua tại quốc gia châu Phi này.
Căng thẳng giữa hai đảng chính ở Sudan đã leo thang hồi tuần trước, khi những người biểu tình miền Nam đốt phá một văn phòng của đảng Đại dân tộc của Tổng thống Omar al-Beshir sau khi cảnh sát bắt giữ ba lãnh đạo của SPLM và hơn 70 người biểu tình trước trụ sở Quốc hội.
Trong một diễn biến mới nhất ngày 13/12, đặc phái viên Liên hợp quốc Scott Gration đã đến Sudan để gặp các lãnh đạo cấp cao nước này nhằm tìm cách hóa giải căng thẳng giữa các phe phái hai miền./.
Chính quyền Sudan đã cấm đi lại tại mọi ngả đường dẫn tới quốc hội và các cơ quan chính phủ tại Thủ đô Khartoum. Cảnh sát đã bắn đạn hơi cay và sử dụng vòi rồng nhằm giải tán đám đông người biểu tình.
Tất cả 21 nhóm đối lập ở Sudan, trong đó có SPLM và đảng Ummah, đã phát động cuộc biểu tình trên, bất chấp việc các nhà lãnh đạo miền Bắc và miền Nam nước này trước đó một ngày đã đạt được thỏa thuận về cải tổ nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm 2010 và cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho miền Nam Sudan vào năm 2011.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về thỏa thuận mới đạt được, song văn bản này được đánh giá là sẽ xoa dịu căng thẳng giữa các phe phái, củng cố hiệp định hòa bình năm 2005 nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ qua tại quốc gia châu Phi này.
Căng thẳng giữa hai đảng chính ở Sudan đã leo thang hồi tuần trước, khi những người biểu tình miền Nam đốt phá một văn phòng của đảng Đại dân tộc của Tổng thống Omar al-Beshir sau khi cảnh sát bắt giữ ba lãnh đạo của SPLM và hơn 70 người biểu tình trước trụ sở Quốc hội.
Trong một diễn biến mới nhất ngày 13/12, đặc phái viên Liên hợp quốc Scott Gration đã đến Sudan để gặp các lãnh đạo cấp cao nước này nhằm tìm cách hóa giải căng thẳng giữa các phe phái hai miền./.
(TTXVN/Vietnam+)