Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tình hình cung cấp điện trong những tháng tới sẽ còn khó khăn do các nhà máy nhiệt điện đang chạy rất rệu rạo.
Suốt hai năm nay các nhà máy này đã phải "gồng mình" chạy hết công suất mà chưa được bảo dưỡng khiến nguy cơ thiếu điện luôn rình rập.
Trong khi đó, nhiều nhà máy thủy điện đang hoạt động thiếu công suất vì vừa phải chống lũ vừa phát điện. Mặc dù nước đã về các hồ thủy điện, song thấp hơn nhiều so với trung bình các năm gần đây, nếu tính ra sản lượng điện thì hụt mất 1,1 tỷ kWh so với năm 2009, còn các hồ thủy điện ở miền Trung và miền Nam thì hầu như không huy động được, có nơi vẫn ở mực nước chết (như Hồ Trị An).
Bên cạnh đó, phụ tải lại tăng trưởng đột biến trong tình trạng thiếu điện. Chỉ tính riêng tháng Bảy, phụ tải đã tăng 19,1% so với cùng kỳ, tính chung bảy tháng qua đã tăng 16,53%. Đáng chú ý là điện phục vụ cho công nghiệp tăng 19,7% trong khi sản xuất chỉ tăng trưởng trên 12%, qua đó có thể thấy hiệu quả sử dụng điện còn rất thấp.
Tính toán của EVN cho thấy, sản lượng điện năm 2010 đạt gần 100 tỷ kWh, nếu tăng trưởng kinh tế 16%/năm thì một năm mất 16 tỷ kWh, nhưng riêng nhà máy thủy điện Sơn La với công suất 12 tỷ kWh cũng không bằng một năm tăng trưởng phụ tải.
Thực tế việc sử dụng điện thời gian qua cho thấy, chưa năm nào mức phụ tải lại cao như hiện nay, bình quân trước đây một ngày chỉ sử dụng 275 triệu kWh và công suất cực đại chỉ đạt 13.500 MW, nhưng thời gian gần đây phụ tải liên tục trên 300 triệu kWh/ngày và công suất đỉnh có lúc lên trên 15.500MW.
Một nguyên nhân nữa khiến tình hình cung cấp điện khó cải thiện là do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng. Theo ông Hùng, khó có thể dự đoán được tình hình cung cấp điện của Hà Nội sẽ như thế nào vào năm 2011 do nhiều dự án điện tại Hà Nội đang "mắc kẹt" trong khâu giải phóng mặt bằng.
"Đơn cử là EVN đã triển khai xong trạm 220kV Thành Công được mấy năm nay nhưng không có đường đi dây để đấu nối vào cấp điện," ông Hùng nói.
Hiện Bộ Công thương đã phải làm việc với các tập đoàn để lên kế hoạch ứng phó cho mùa khô năm 2011, do vậy để cung ứng điện một cách tốt nhất ông Hùng cũng khuyến nghị, cần có sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt là nâng cao ý thức tiết kiệm điện trong tiêu dùng và sản xuất./.
Suốt hai năm nay các nhà máy này đã phải "gồng mình" chạy hết công suất mà chưa được bảo dưỡng khiến nguy cơ thiếu điện luôn rình rập.
Trong khi đó, nhiều nhà máy thủy điện đang hoạt động thiếu công suất vì vừa phải chống lũ vừa phát điện. Mặc dù nước đã về các hồ thủy điện, song thấp hơn nhiều so với trung bình các năm gần đây, nếu tính ra sản lượng điện thì hụt mất 1,1 tỷ kWh so với năm 2009, còn các hồ thủy điện ở miền Trung và miền Nam thì hầu như không huy động được, có nơi vẫn ở mực nước chết (như Hồ Trị An).
Bên cạnh đó, phụ tải lại tăng trưởng đột biến trong tình trạng thiếu điện. Chỉ tính riêng tháng Bảy, phụ tải đã tăng 19,1% so với cùng kỳ, tính chung bảy tháng qua đã tăng 16,53%. Đáng chú ý là điện phục vụ cho công nghiệp tăng 19,7% trong khi sản xuất chỉ tăng trưởng trên 12%, qua đó có thể thấy hiệu quả sử dụng điện còn rất thấp.
Tính toán của EVN cho thấy, sản lượng điện năm 2010 đạt gần 100 tỷ kWh, nếu tăng trưởng kinh tế 16%/năm thì một năm mất 16 tỷ kWh, nhưng riêng nhà máy thủy điện Sơn La với công suất 12 tỷ kWh cũng không bằng một năm tăng trưởng phụ tải.
Thực tế việc sử dụng điện thời gian qua cho thấy, chưa năm nào mức phụ tải lại cao như hiện nay, bình quân trước đây một ngày chỉ sử dụng 275 triệu kWh và công suất cực đại chỉ đạt 13.500 MW, nhưng thời gian gần đây phụ tải liên tục trên 300 triệu kWh/ngày và công suất đỉnh có lúc lên trên 15.500MW.
Một nguyên nhân nữa khiến tình hình cung cấp điện khó cải thiện là do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng. Theo ông Hùng, khó có thể dự đoán được tình hình cung cấp điện của Hà Nội sẽ như thế nào vào năm 2011 do nhiều dự án điện tại Hà Nội đang "mắc kẹt" trong khâu giải phóng mặt bằng.
"Đơn cử là EVN đã triển khai xong trạm 220kV Thành Công được mấy năm nay nhưng không có đường đi dây để đấu nối vào cấp điện," ông Hùng nói.
Hiện Bộ Công thương đã phải làm việc với các tập đoàn để lên kế hoạch ứng phó cho mùa khô năm 2011, do vậy để cung ứng điện một cách tốt nhất ông Hùng cũng khuyến nghị, cần có sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt là nâng cao ý thức tiết kiệm điện trong tiêu dùng và sản xuất./.
Đức Duy (Vietnam+)