Bắc Ninh từng được ca ngợi là “xứ sở” của đình chùa và lễ hội. Đầu năm Tân Mão là dịp các địa phương trong tỉnh rộn ràng chuẩn bị tổ chức các lễ hội lớn như Lễ hội Lim, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, chùa Phật Tích, đền Vua Bà, Hội Đồng Kỵ…thu hút hàng vạn du khách thập phương về chơi hội, chơi xuân.
Lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của vùng Kinh Bắc mà còn phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc có từ nghìn năm.
Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ; gần 2.000 di tích thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, các xã, thôn và phần lớn các di tích đều có lễ hội truyền thống. Hầu như làng (thôn) nào cũng có lễ hội dân gian thường gọi tên lễ hội theo tên làng hoặc tên di tích như: Hội Lim, Hội Diềm, Hội Nhồi, Hội Đền Đô, Hội Đồng Kỵ… Có nhiều lễ hội đã trở thành hội vùng như: Hội Lim, Hội Dâu, Hội Thập Đình, Hội Tứ Yên… từng nổi tiếng trong dân gian.
Nhằm duy trì và phát huy giá trị văn hóa lễ hội, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội: hướng dẫn, kiểm tra từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức lễ hội.
Các lễ hội thành lập ban tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đồng thời chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, tài sản, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và biện pháp phòng chống cháy nổ.
Các lễ hội tiêu biểu như Hội Lim, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, chùa Phật Tích, đền Vua Bà… phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo trực tiếp. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tham mưu trình các cơ quan chức năng nghiên cứu phục dựng những lễ hội tiêu biểu đặc sắc, trong đó chú ý đến việc giữ nguyên nội dung, kịch bản lễ hội truyền thống; nghiên cứu bổ sung yếu tố đương đại vào lễ hội truyền thống nhưng không làm phá vỡ kết cấu, mô thức lễ hội truyền thống; đặc biệt quan tâm tới vấn đề khách du lịch trong lễ hội truyền thống; khắc phục việc tổ chức lễ hội tràn lan và thương mại hóa đơn thuần.
Tỉnh thực hiện xã hội hóa đi đôi với việc kiểm tra, uốn nắn để quản lý tốt lễ hội, vì lễ hội được tổ chức ở không gian rộng, đông người; chính quyền (theo phân cấp quản lý) phải trực tiếp chỉ đạo quản lý lễ hội..../.
Lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của vùng Kinh Bắc mà còn phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc có từ nghìn năm.
Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ; gần 2.000 di tích thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, các xã, thôn và phần lớn các di tích đều có lễ hội truyền thống. Hầu như làng (thôn) nào cũng có lễ hội dân gian thường gọi tên lễ hội theo tên làng hoặc tên di tích như: Hội Lim, Hội Diềm, Hội Nhồi, Hội Đền Đô, Hội Đồng Kỵ… Có nhiều lễ hội đã trở thành hội vùng như: Hội Lim, Hội Dâu, Hội Thập Đình, Hội Tứ Yên… từng nổi tiếng trong dân gian.
Nhằm duy trì và phát huy giá trị văn hóa lễ hội, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội: hướng dẫn, kiểm tra từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức lễ hội.
Các lễ hội thành lập ban tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đồng thời chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, tài sản, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và biện pháp phòng chống cháy nổ.
Các lễ hội tiêu biểu như Hội Lim, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, chùa Phật Tích, đền Vua Bà… phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo trực tiếp. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tham mưu trình các cơ quan chức năng nghiên cứu phục dựng những lễ hội tiêu biểu đặc sắc, trong đó chú ý đến việc giữ nguyên nội dung, kịch bản lễ hội truyền thống; nghiên cứu bổ sung yếu tố đương đại vào lễ hội truyền thống nhưng không làm phá vỡ kết cấu, mô thức lễ hội truyền thống; đặc biệt quan tâm tới vấn đề khách du lịch trong lễ hội truyền thống; khắc phục việc tổ chức lễ hội tràn lan và thương mại hóa đơn thuần.
Tỉnh thực hiện xã hội hóa đi đôi với việc kiểm tra, uốn nắn để quản lý tốt lễ hội, vì lễ hội được tổ chức ở không gian rộng, đông người; chính quyền (theo phân cấp quản lý) phải trực tiếp chỉ đạo quản lý lễ hội..../.
Thái Hùng (TTXVN/Vietnam+)