Sau khi rất thành công với những vụ lừa đảo trên Facebook liên quan tới sự kiện thảm sát ở Nauy hay sự ra đi của nghệ sỹ Amy Winehouse, giới tin tặc lại tiếp tục dựng nên một "phi vụ" mới nói rằng "dị nữ" Lady Gaga vừa qua đời.
Blog bảo mật Naked Security cho hay, tương tự như những lần trước, những kẻ lừa đảo đã "phao" tin đồn nhảm rằng nữ ca sỹ "Born This Way" đã chết, và đưa ra đường link chi tiết để mọi người bấm vào.
Với thông tin "chấn động" như vậy, dù đã được cảnh báo từ trước, song không ít người dùng Facebook mất cảnh giác vẫn có thể bị sập bẫy.
Naked Security nói rằng đường link trong đoạn post lừa đảo sẽ dẫn người bị hại tới một trang tin tức có thiết kế giống như website BBC. Dù trang web này không chứa mã độc, nhưng mục đích của giới tin tặc là chờ để "dụ" người truy cập bấm xem video được nhúng trên trang.
Khi đó, website BBC lừa đảo này sẽ tự động hiển thị người vừa click video đã lựa chọn "thích" để chia sẻ trên Facebook. Từ đây, nhiều bạn bè khác của người bị hại sẽ tiếp tục bấm vào link lừa đảo, giúp tăng lượng người xem cho trang web giả mạo, cũng như có thể dẫn hướng người dùng tới những trang tiềm ẩn mã độc khác.
Naked Security khuyến cáo mọi người cần tìm hiểu tin tức từ các trang báo điện tử chính thống khác trước khi tin vào những tin giật gân được "phao" nhảm trên Facebook cũng như những trang mạng xã hội khác./.
Blog bảo mật Naked Security cho hay, tương tự như những lần trước, những kẻ lừa đảo đã "phao" tin đồn nhảm rằng nữ ca sỹ "Born This Way" đã chết, và đưa ra đường link chi tiết để mọi người bấm vào.
Với thông tin "chấn động" như vậy, dù đã được cảnh báo từ trước, song không ít người dùng Facebook mất cảnh giác vẫn có thể bị sập bẫy.
Naked Security nói rằng đường link trong đoạn post lừa đảo sẽ dẫn người bị hại tới một trang tin tức có thiết kế giống như website BBC. Dù trang web này không chứa mã độc, nhưng mục đích của giới tin tặc là chờ để "dụ" người truy cập bấm xem video được nhúng trên trang.
Khi đó, website BBC lừa đảo này sẽ tự động hiển thị người vừa click video đã lựa chọn "thích" để chia sẻ trên Facebook. Từ đây, nhiều bạn bè khác của người bị hại sẽ tiếp tục bấm vào link lừa đảo, giúp tăng lượng người xem cho trang web giả mạo, cũng như có thể dẫn hướng người dùng tới những trang tiềm ẩn mã độc khác.
Naked Security khuyến cáo mọi người cần tìm hiểu tin tức từ các trang báo điện tử chính thống khác trước khi tin vào những tin giật gân được "phao" nhảm trên Facebook cũng như những trang mạng xã hội khác./.
Văn Hưng (Vietnam+)