Trong một động thái có thể khiến quan hệ với Mỹ thêm căng thẳng, Thổ Nhĩ Kỳ ngày20/3 thông báo hoãn Hội nghị thường niên lần thứ 29 về quan hệ hai nước.
Đây là bước đi mới nhất của chính quyền Ankara nhằm đáp trả việc Ủy ban Đốingoại Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết không ràng buộc, quy kết các vụ sát hạingười Armenia trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất dưới thời đế quốc Ottoman là"diệt chủng."
Theo kế hoạch, hội nghị thường niên này sẽ diễn ra tại Washington từ ngày 11-14tháng Tư tới, do Hội đồng Doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ (TAIK) và Hội đồng Mỹ-ThổNhĩ Kỳ (ATC) đồng đăng cai tổ chức.
Thổ Nhỹ Kỳ hiện đang phải đối mặt với một thời điểm khó khăn trong chính sáchđối ngoại về vấn đề Armenia.
Trước đó, Ancara cũng đã triệu hồi Đại sứ tại Mỹ và Thụy Điển về nước sau khihai nước trên thông qua nghị quyết gọi các vụ tàn sát năm 1915 của Thổ Nhĩ Kỳđối với Armenia là "tội diệt chủng."
Các vấn đề về cuộc thảm sát người Armenia hết sức nhạy cảm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cho tớinay, vụ thảm sát kể trên vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi giữa hai nước.
Ankara chấp nhận việc nhiều người Armenia theo Cơ đốc giáo bị giết hại dưới thờiđế chế Ottoman, song một mực bác bỏ việc có tới 1,5 triệu người chết và coi đólà tội diệt chủng, như thuật ngữ nhiều nhà sử học phương Tây và một số cơ quanlập pháp ở nước ngoài sử dụng./.
Đây là bước đi mới nhất của chính quyền Ankara nhằm đáp trả việc Ủy ban Đốingoại Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết không ràng buộc, quy kết các vụ sát hạingười Armenia trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất dưới thời đế quốc Ottoman là"diệt chủng."
Theo kế hoạch, hội nghị thường niên này sẽ diễn ra tại Washington từ ngày 11-14tháng Tư tới, do Hội đồng Doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ (TAIK) và Hội đồng Mỹ-ThổNhĩ Kỳ (ATC) đồng đăng cai tổ chức.
Thổ Nhỹ Kỳ hiện đang phải đối mặt với một thời điểm khó khăn trong chính sáchđối ngoại về vấn đề Armenia.
Trước đó, Ancara cũng đã triệu hồi Đại sứ tại Mỹ và Thụy Điển về nước sau khihai nước trên thông qua nghị quyết gọi các vụ tàn sát năm 1915 của Thổ Nhĩ Kỳđối với Armenia là "tội diệt chủng."
Các vấn đề về cuộc thảm sát người Armenia hết sức nhạy cảm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cho tớinay, vụ thảm sát kể trên vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi giữa hai nước.
Ankara chấp nhận việc nhiều người Armenia theo Cơ đốc giáo bị giết hại dưới thờiđế chế Ottoman, song một mực bác bỏ việc có tới 1,5 triệu người chết và coi đólà tội diệt chủng, như thuật ngữ nhiều nhà sử học phương Tây và một số cơ quanlập pháp ở nước ngoài sử dụng./.
(TTXVN/Vietnam+)