Những tín đồ của công nghệ có dịp tưởng nhớ đến “phù thủy” Steve Paul Jobs và nhìn lại những đóng góp có tầm ảnh hưởng toàn cầu của ông tại triển lãm “Tư duy khác biệt”.
Một Steve Jobs hiện lên rất sinh động, gần gũi qua những bức họa tái hiện lại cuộc đời, sự nghiệp của ông, gắn chặt với dấu mốc của những đột phá công nghệ đi liền với thương hiệu “quả táo cắn dở.”
Từ một ý tưởng độc đáo
Công nghệ và nghệ thuật, hai lĩnh vực tồn tại ở hai hướng tư duy khác nhau của con người đã hội tụ với nhau trong sự kiện được tổ chức để tưởng nhớ đến “ông hoàng công nghệ” này nhân kỷ niệm một năm ngày mất của ông (5/10/2011-5/10/2012).
Triển lãm tập hợp 21 tác phẩm sơn dầu và 01 tác phẩm điêu khắc, được sáng tác bởi sự kết hợp của họa sĩ Bùi Văn Khoa, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ dựa trên ý tưởng của Tiến sỹ Nguyễn Đức Tiến.
Đúng như tên gọi “Tư duy khác biệt,” triển lãm không đơn thuần chỉ là sự khắc họa chân dung một tỷ phú Mỹ mà hướng đến việc “làm sống dậy tinh thần của một danh nhân công nghệ toàn cầu,” theo lời của Tiến sỹ Nguyễn Đức Tiến.
“Chúng tôi hướng tới một cuộc triển lãm, một sự kiện văn hóa-nghệ thuật khác biệt từ nhân vật, cách thể hiện tác phẩm, thông điệp chuyển tải cho đến giấy mời,” anh cho biết thêm.
Vốn là một người ngoại đạo với cả giới công nghệ và nghệ sỹ (Nguyễn Đức Tiến là Tiến sỹ kinh tế học, hiện làm việc trong lĩnh vực ngân hàng) nhưng Nguyễn Đức Tiến lại luôn tự nhận mình là một người hâm mộ “cuồng nhiệt” đối với Steve Jobs.
“Suốt cả năm nay, tôi theo đuổi ý tưởng thực hiện triển lãm này như người bị ‘lên đồng,’ rất khó để giải thích được rành mạch,” anh Tiến vui vẻ chia sẻ.
Nâng niu từng bức phác thảo, say sưa nói về việc thực hiện 200 tấm giấy mời khai mạc triển lãm với chân dung Steve Jobs do họa sĩ Bùi Văn Khoa vẽ, viết tay bằng bút lông rất kỳ công, Nguyễn Đức Tiến nói về dự án này một cách đầy đam mê.
“Trên thế giới đã có nhiều sách, phim, bài báo tái hiện toàn bộ cuộc đời Steve P. Jobs nhưng bằng ngôn ngữ hội họa thì chưa từng có. Vì thế, bộ tác phẩm hội họa, điêu khắc lần này của chúng tôi ví như những vật chứng sống tái hiện lại đầy đủ các đặc trưng nổi trội của nhân vật lịch sử, với những cuộc cách mạng công nghệ tại nước Mỹ và lan tỏa ra toàn thế giới cho đến ngày nay,” anh tâm sự.
Đến một triển lãm ấn tượng
Không biết vẽ, anh tìm tới các họa sĩ, chia sẻ ý tưởng để đầu tư cùng thực hiện. Sau nhiều cuộc thử nghiệm thất bại, anh đã may mắn tìm được sự đồng điệu với họa sĩ lão thành Bùi Văn Khoa.
Trong khi cả thế giới ca ngợi Steve Jobs bằng đủ những ngôn từ hoa mỹ nhất thì những người thực hiện cuộc triển lãm này muốn giúp công chúng đọng lại những cảm xúc đời thường, sâu lắng hơn về vị “phù thủy” này.
Say sưa ngắm nhìn những bức tranh với hòa sắc tươi sáng, Quốc Thành (sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội) không giấu được sự thích thú. “Mình thực sự ấn tượng với The Disciplines vì đã khắc họa Steve cùng với Bill Gates trong thế đối sánh. Hai người khổng lồ của công nghệ thế giới với hai tư duy khác biệt. Một Bill Gates cả đời đeo đuổi sự bùng nổ trong phần mềm, người còn lại luôn đau đáu sự khác biệt, cách tân trong công nghệ phần mềm tích hợp với phần cứng.
Thế nhưng, những dấu ấn công nghệ ấy không để lại ấn tượng cho người xem bằng bức tranh mang tên “Hy vọng.” Khi mắc bệnh ung thư, Steve không ngừng cầu nguyện được sống đến ngày con mình tốt nghiệp trung học.
Trong ngày lễ ấy, Steve Jobs dẫn con ra nhà kho, chọn một trong hai chiếc xe đạp đang đi tặng lại cho con. Steve trong màu áo xanh đứng cạnh con, nhưng chìm khuất hơn cậu con trai tươi cười vận áo khoác đỏ, rất ăn vào màu vầng trời đằng sau lưng hai cha con.
Di sản Steve muốn con thừa kế không phải là đống của cái kếch xù, mà ông đặt niềm tin ở cậu con trai, có thể phát huy cả di sản ông để lại sống động như vầng trời âm ỉ cháy đằng sau lưng.
Tạo nên cảm xúc sâu lắng nhất lại là những tác phẩm tập trung khắc họa đôi mắt của Steve Jobs như vậy. Nói như cách của người họa sỹ già, đó là một cặp mắt đầy ám ảnh, luôn đau đáu tìm kiếm sự khác biệt.
Những người tổ chức cho hay sự kiện lần này là một lời tri ân đối với “phù thủy công nghệ" Steve Jobs vì những đóng góp của ông cho thế giới.
Cùng với đó, những người thực hiện muốn truyền tải tới thế hệ thanh niên nhiệt huyết sáng tạo. Đây cũng là sự kiện hòa thêm vào dòng chảy của văn hóa Việt đang trên đường lan tỏa ra thế giới.
Ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đánh giá: “Toàn bộ các tác phẩm cho thấy cảm giác như nhiều họa sỹ vẽ chứ không phải của một họa sỹ… Màu sắc trong đa số các tác phẩm tạo tác có nóng, lạnh, rất hòa sắc,… Các bức tranh truyền tải được những nội dung về ngành công nghệ máy tính.”
Quyết không chia sẻ những bí ẩn đằng sau con số “21” tác phẩm được triển lãm, có lẽ Đức Tiến muốn mỗi người đến xem triển lãm có sự luận giải, chiêm nghiệm của bản thân mình. 21-một con số không tròn trịa, như “trái táo của Newton” với “vết cắn dở” của “phù thủy” Steve trên các sản phẩm của Apple.
Triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 05/10 đến 07/10 tại khuôn viên Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi, Hà Nội)./.
Một Steve Jobs hiện lên rất sinh động, gần gũi qua những bức họa tái hiện lại cuộc đời, sự nghiệp của ông, gắn chặt với dấu mốc của những đột phá công nghệ đi liền với thương hiệu “quả táo cắn dở.”
Từ một ý tưởng độc đáo
Công nghệ và nghệ thuật, hai lĩnh vực tồn tại ở hai hướng tư duy khác nhau của con người đã hội tụ với nhau trong sự kiện được tổ chức để tưởng nhớ đến “ông hoàng công nghệ” này nhân kỷ niệm một năm ngày mất của ông (5/10/2011-5/10/2012).
Triển lãm tập hợp 21 tác phẩm sơn dầu và 01 tác phẩm điêu khắc, được sáng tác bởi sự kết hợp của họa sĩ Bùi Văn Khoa, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ dựa trên ý tưởng của Tiến sỹ Nguyễn Đức Tiến.
Đúng như tên gọi “Tư duy khác biệt,” triển lãm không đơn thuần chỉ là sự khắc họa chân dung một tỷ phú Mỹ mà hướng đến việc “làm sống dậy tinh thần của một danh nhân công nghệ toàn cầu,” theo lời của Tiến sỹ Nguyễn Đức Tiến.
“Chúng tôi hướng tới một cuộc triển lãm, một sự kiện văn hóa-nghệ thuật khác biệt từ nhân vật, cách thể hiện tác phẩm, thông điệp chuyển tải cho đến giấy mời,” anh cho biết thêm.
Vốn là một người ngoại đạo với cả giới công nghệ và nghệ sỹ (Nguyễn Đức Tiến là Tiến sỹ kinh tế học, hiện làm việc trong lĩnh vực ngân hàng) nhưng Nguyễn Đức Tiến lại luôn tự nhận mình là một người hâm mộ “cuồng nhiệt” đối với Steve Jobs.
“Suốt cả năm nay, tôi theo đuổi ý tưởng thực hiện triển lãm này như người bị ‘lên đồng,’ rất khó để giải thích được rành mạch,” anh Tiến vui vẻ chia sẻ.
Nâng niu từng bức phác thảo, say sưa nói về việc thực hiện 200 tấm giấy mời khai mạc triển lãm với chân dung Steve Jobs do họa sĩ Bùi Văn Khoa vẽ, viết tay bằng bút lông rất kỳ công, Nguyễn Đức Tiến nói về dự án này một cách đầy đam mê.
“Trên thế giới đã có nhiều sách, phim, bài báo tái hiện toàn bộ cuộc đời Steve P. Jobs nhưng bằng ngôn ngữ hội họa thì chưa từng có. Vì thế, bộ tác phẩm hội họa, điêu khắc lần này của chúng tôi ví như những vật chứng sống tái hiện lại đầy đủ các đặc trưng nổi trội của nhân vật lịch sử, với những cuộc cách mạng công nghệ tại nước Mỹ và lan tỏa ra toàn thế giới cho đến ngày nay,” anh tâm sự.
Đến một triển lãm ấn tượng
Không biết vẽ, anh tìm tới các họa sĩ, chia sẻ ý tưởng để đầu tư cùng thực hiện. Sau nhiều cuộc thử nghiệm thất bại, anh đã may mắn tìm được sự đồng điệu với họa sĩ lão thành Bùi Văn Khoa.
Trong khi cả thế giới ca ngợi Steve Jobs bằng đủ những ngôn từ hoa mỹ nhất thì những người thực hiện cuộc triển lãm này muốn giúp công chúng đọng lại những cảm xúc đời thường, sâu lắng hơn về vị “phù thủy” này.
Say sưa ngắm nhìn những bức tranh với hòa sắc tươi sáng, Quốc Thành (sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội) không giấu được sự thích thú. “Mình thực sự ấn tượng với The Disciplines vì đã khắc họa Steve cùng với Bill Gates trong thế đối sánh. Hai người khổng lồ của công nghệ thế giới với hai tư duy khác biệt. Một Bill Gates cả đời đeo đuổi sự bùng nổ trong phần mềm, người còn lại luôn đau đáu sự khác biệt, cách tân trong công nghệ phần mềm tích hợp với phần cứng.
Thế nhưng, những dấu ấn công nghệ ấy không để lại ấn tượng cho người xem bằng bức tranh mang tên “Hy vọng.” Khi mắc bệnh ung thư, Steve không ngừng cầu nguyện được sống đến ngày con mình tốt nghiệp trung học.
Trong ngày lễ ấy, Steve Jobs dẫn con ra nhà kho, chọn một trong hai chiếc xe đạp đang đi tặng lại cho con. Steve trong màu áo xanh đứng cạnh con, nhưng chìm khuất hơn cậu con trai tươi cười vận áo khoác đỏ, rất ăn vào màu vầng trời đằng sau lưng hai cha con.
Di sản Steve muốn con thừa kế không phải là đống của cái kếch xù, mà ông đặt niềm tin ở cậu con trai, có thể phát huy cả di sản ông để lại sống động như vầng trời âm ỉ cháy đằng sau lưng.
Tạo nên cảm xúc sâu lắng nhất lại là những tác phẩm tập trung khắc họa đôi mắt của Steve Jobs như vậy. Nói như cách của người họa sỹ già, đó là một cặp mắt đầy ám ảnh, luôn đau đáu tìm kiếm sự khác biệt.
Những người tổ chức cho hay sự kiện lần này là một lời tri ân đối với “phù thủy công nghệ" Steve Jobs vì những đóng góp của ông cho thế giới.
Cùng với đó, những người thực hiện muốn truyền tải tới thế hệ thanh niên nhiệt huyết sáng tạo. Đây cũng là sự kiện hòa thêm vào dòng chảy của văn hóa Việt đang trên đường lan tỏa ra thế giới.
Ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đánh giá: “Toàn bộ các tác phẩm cho thấy cảm giác như nhiều họa sỹ vẽ chứ không phải của một họa sỹ… Màu sắc trong đa số các tác phẩm tạo tác có nóng, lạnh, rất hòa sắc,… Các bức tranh truyền tải được những nội dung về ngành công nghệ máy tính.”
Quyết không chia sẻ những bí ẩn đằng sau con số “21” tác phẩm được triển lãm, có lẽ Đức Tiến muốn mỗi người đến xem triển lãm có sự luận giải, chiêm nghiệm của bản thân mình. 21-một con số không tròn trịa, như “trái táo của Newton” với “vết cắn dở” của “phù thủy” Steve trên các sản phẩm của Apple.
Triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 05/10 đến 07/10 tại khuôn viên Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi, Hà Nội)./.
Phương Mai (Vietnam+)