Các nhà khoa học Mỹ và Đức thông báo đã phát hiện dấu vết hóa thạch của một loài động vật có họ với khủng long tồn tại cách đây 243 triệu năm.
Đây được coi là sinh vật cổ xưa nhất được biết đến có quan hệ họ hàng với khủng long.
Đây được coi là sinh vật cổ xưa nhất được biết đến có quan hệ họ hàng với khủng long.
Các hóa thạch được tìm thấy trong quá trình khai quật một di chỉ khảo cổ ở miền Nam Tanzania.
Loài vật 4 chân này, cao 1m và dài 3m, có tên khoa học là Asilisaurus kongwe thuộc họ Silesaur và có bề ngoài rất giống loài khủng long tiền sử.
Phát hiện mới này gây ngạc nhiên cho các nhà khảo cổ vì trước đây nhiều giả thuyết cho rằng họ hàng sớm nhất của khủng long có thể là loại động vật ăn thịt có 2 chân. Răng của loài vật này có hình tam giác và mỏ giống như loài thằn lằn cho thấy chúng có thể ăn cả thực vật và thịt.
Các nhà khoa học cho biết Silesaur và khủng long cùng tồn tại trong suốt kỷ Triassic cách đây khoảng 250 triệu đến 200 triệu năm.
Những hóa thạch được tìm thấy có niên đại lâu đời hơn khoảng hơn 10 triệu năm so với loài khủng long lâu đời nhất được biết tới. Điều này có nghĩa Silesaur và khủng long cùng tách ra từ một tổ tiên chung cách đây 245 triệu năm.
Các nhà khảo cổ Mỹ và Đức cho rằng khám phá của họ có nghĩa là những "người anh em họ" khác của khủng long, như "pterosaurs có cánh" và "lagerpetid nhỏ" có nguồn gốc sớm hơn rất nhiều so với những giả thuyết trước đây của các nhà khoa học.
Cũng theo nhóm khảo cổ này, có ít nhất 3 cuộc tiến hóa giữa loài khủng long và họ hàng gần nhất của chúng, để biến đổi từ động vật chuyên ăn thịt thành động vật chỉ ăn thực vật.
Nhóm khảo cổ này cho rằng phát hiện của họ rất quan trọng, giúp giới khoa học hiểu thêm về kỷ Triassic, cũng như tìm hiểu nguồn gốc của loài khủng long và các loài động vật khác./.
Loài vật 4 chân này, cao 1m và dài 3m, có tên khoa học là Asilisaurus kongwe thuộc họ Silesaur và có bề ngoài rất giống loài khủng long tiền sử.
Phát hiện mới này gây ngạc nhiên cho các nhà khảo cổ vì trước đây nhiều giả thuyết cho rằng họ hàng sớm nhất của khủng long có thể là loại động vật ăn thịt có 2 chân. Răng của loài vật này có hình tam giác và mỏ giống như loài thằn lằn cho thấy chúng có thể ăn cả thực vật và thịt.
Các nhà khoa học cho biết Silesaur và khủng long cùng tồn tại trong suốt kỷ Triassic cách đây khoảng 250 triệu đến 200 triệu năm.
Những hóa thạch được tìm thấy có niên đại lâu đời hơn khoảng hơn 10 triệu năm so với loài khủng long lâu đời nhất được biết tới. Điều này có nghĩa Silesaur và khủng long cùng tách ra từ một tổ tiên chung cách đây 245 triệu năm.
Các nhà khảo cổ Mỹ và Đức cho rằng khám phá của họ có nghĩa là những "người anh em họ" khác của khủng long, như "pterosaurs có cánh" và "lagerpetid nhỏ" có nguồn gốc sớm hơn rất nhiều so với những giả thuyết trước đây của các nhà khoa học.
Cũng theo nhóm khảo cổ này, có ít nhất 3 cuộc tiến hóa giữa loài khủng long và họ hàng gần nhất của chúng, để biến đổi từ động vật chuyên ăn thịt thành động vật chỉ ăn thực vật.
Nhóm khảo cổ này cho rằng phát hiện của họ rất quan trọng, giúp giới khoa học hiểu thêm về kỷ Triassic, cũng như tìm hiểu nguồn gốc của loài khủng long và các loài động vật khác./.
(TTXVN/Vietnam+)