Sau hai thập kỷ nghiên cứu một loại vi sinh vật ăn tảo sống trong một cái hồ ở Na Uy, các nhà khoa học ngày 26/4 tuyên bố đây là một trong những cơ thể sống cổ xưa nhất trên thế giới và là họ hàng xa nhất của con người.
Hãng tin AFP dẫn lời các nhà nghiên cứu nói rằng loại sinh vật đơn bào này tiến hóa khoảng 1 tỷ năm trước và không thuộc bất cứ loại cơ thể sống nào, gồm động vật, thực vật, thực vật ký sinh, nấm hay tảo.
“Chúng tôi đã tìm thấy một nhánh chưa từng biết đến của cây phát sinh loài (tree of live) sinh sống trong hồ này. Đến nay chúng tôi chưa biết đến nhóm cơ thể sống nào khác phát triển từ chỗ gần với cội rễ của cây phát sinh loài hơn so với loài này,” nhà nghiên cứu Kamran Shalchian-Tabrizi tại Đại học Oslo khẳng định, đồng thời cho biết loại cơ thể sống mới này được đặt tên là Collodictyon.
Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này có thể giúp cung cấp hiểu biết sâu về sự sống trên Trái Đất cách đây hàng trăm triệu năm.
Collodictyon sống trong bãi lầy của một hồ nhỏ cách Oslo 30km về phía Nam.
Nó có 4 roi, là bộ phận giống mái chèo có tác dụng đẩy cơ thể về phía trước, và chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi với chiều dài cơ thể 30-50 micromét (1 micromét bằng một phần triệu mét)./.
Hãng tin AFP dẫn lời các nhà nghiên cứu nói rằng loại sinh vật đơn bào này tiến hóa khoảng 1 tỷ năm trước và không thuộc bất cứ loại cơ thể sống nào, gồm động vật, thực vật, thực vật ký sinh, nấm hay tảo.
“Chúng tôi đã tìm thấy một nhánh chưa từng biết đến của cây phát sinh loài (tree of live) sinh sống trong hồ này. Đến nay chúng tôi chưa biết đến nhóm cơ thể sống nào khác phát triển từ chỗ gần với cội rễ của cây phát sinh loài hơn so với loài này,” nhà nghiên cứu Kamran Shalchian-Tabrizi tại Đại học Oslo khẳng định, đồng thời cho biết loại cơ thể sống mới này được đặt tên là Collodictyon.
Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này có thể giúp cung cấp hiểu biết sâu về sự sống trên Trái Đất cách đây hàng trăm triệu năm.
Collodictyon sống trong bãi lầy của một hồ nhỏ cách Oslo 30km về phía Nam.
Nó có 4 roi, là bộ phận giống mái chèo có tác dụng đẩy cơ thể về phía trước, và chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi với chiều dài cơ thể 30-50 micromét (1 micromét bằng một phần triệu mét)./.
Huy Lê (Vietnam+)