Sau gần 10 năm dày công điều tra sưu tầm, nghiên cứu, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã tìm thấy 750 đạo sắc phong cổ quý có niên đại hàng trăm năm, trong đó, nhiều đạo sắc phong cổ còn lại duy nhất ở Vĩnh Phúc.
Ông Trần Văn Quang, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, cho biết sắc phong là một loại hình hiện vật văn hóa xuất hiện từ thế kỷ XV dưới triều nhà Lê, được xác nhận bằng ấn triện của Nhà Vua mang nội dung công nhận có tính nhà nước, thể hiện quyền lực của triều đình đối với các làng xã.
Sắc phong có giá trị là một tấm bằng công nhận vị thành hoàng được thờ tại các làng xã ở Việt Nam và có thể được cấp nhiều lần, của nhiều triều đại. Vì thế, sắc phong có những giá trị không nhỏ về lịch sử và văn hóa.
Các đạo sắc phong tìm thấy ở Vĩnh Phúc gồm loại sắc phong quan tước, sắc phong thần.
Sắc phong cũng là văn bản ghi tên tuổi các nhân vật lịch sử gắn với quê hương, bản quán, nên cũng là tư liệu để nghiên cứu tín ngưỡng dân gian qua các loại sắc thần, đồng thời với việc phản ánh những địa danh và đơn vị hành chính có niên đại cụ thể, sắc phong trở thành cứ liệu quan trọng để xác định niên đại cho ngành văn bản học.
Đặc biệt, các sắc phong này được làm bằng chất liệu giấy và được trang trí hoa văn theo từng triều đại, nhưng thống nhất về biểu tượng quy cách thể hiện nội dung.
Cách viết sắc phong thể hiện nghệ thuật thư pháp Hán Nôm của từng giai đoạn, cách trang trí họa tiết cũng phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc. Do đó, đây là những tiêu chí quan trọng để nghiên cứu tư liệu về Hán Nôm.
Mặc dù có giá trị, song lâu nay, Vĩnh Phúc chưa có phương tiện bảo quản hiệu quả, cũng như ý thức giữ gìn sắc phong, cộng với các biến động của tự nhiên và xã hội, nên đã xảy ra tình trạng nhiều sắc phong bị hủy hoại, thất tán.
Tình trạng trộm cắp sắc phong để sưu tập và lưu hành như những vật trao đổi cũng góp phần làm những giá trị văn hóa độc đáo này của Việt Nam ngày càng mai một.
Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ về các bản sắc phong còn tồn tại trên địa bàn, nhưng theo điều tra hiện Vĩnh Phúc vẫn có hàng ngàn đạo sắc phong trong dân gian đang cần được bảo quản. Bên cạnh đó, việc bảo quản các đạo sắc phong còn lại cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, các sắc phong vẫn do các địa phương tự tìm cách bảo quản, nhiều địa phương sử dụng phương pháp ép platic lên mặt sắc phong như ép ảnh hoặc sử dụng phương pháp in màu để scan ảnh có kích cỡ bằng các đạo sắc phong cổ.
Tuy nhiên, cách bảo quản đó không được lâu bền, các sắc phong không còn giữ được hình thái ban đầu./.
Ông Trần Văn Quang, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, cho biết sắc phong là một loại hình hiện vật văn hóa xuất hiện từ thế kỷ XV dưới triều nhà Lê, được xác nhận bằng ấn triện của Nhà Vua mang nội dung công nhận có tính nhà nước, thể hiện quyền lực của triều đình đối với các làng xã.
Sắc phong có giá trị là một tấm bằng công nhận vị thành hoàng được thờ tại các làng xã ở Việt Nam và có thể được cấp nhiều lần, của nhiều triều đại. Vì thế, sắc phong có những giá trị không nhỏ về lịch sử và văn hóa.
Các đạo sắc phong tìm thấy ở Vĩnh Phúc gồm loại sắc phong quan tước, sắc phong thần.
Sắc phong cũng là văn bản ghi tên tuổi các nhân vật lịch sử gắn với quê hương, bản quán, nên cũng là tư liệu để nghiên cứu tín ngưỡng dân gian qua các loại sắc thần, đồng thời với việc phản ánh những địa danh và đơn vị hành chính có niên đại cụ thể, sắc phong trở thành cứ liệu quan trọng để xác định niên đại cho ngành văn bản học.
Đặc biệt, các sắc phong này được làm bằng chất liệu giấy và được trang trí hoa văn theo từng triều đại, nhưng thống nhất về biểu tượng quy cách thể hiện nội dung.
Cách viết sắc phong thể hiện nghệ thuật thư pháp Hán Nôm của từng giai đoạn, cách trang trí họa tiết cũng phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc. Do đó, đây là những tiêu chí quan trọng để nghiên cứu tư liệu về Hán Nôm.
Mặc dù có giá trị, song lâu nay, Vĩnh Phúc chưa có phương tiện bảo quản hiệu quả, cũng như ý thức giữ gìn sắc phong, cộng với các biến động của tự nhiên và xã hội, nên đã xảy ra tình trạng nhiều sắc phong bị hủy hoại, thất tán.
Tình trạng trộm cắp sắc phong để sưu tập và lưu hành như những vật trao đổi cũng góp phần làm những giá trị văn hóa độc đáo này của Việt Nam ngày càng mai một.
Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ về các bản sắc phong còn tồn tại trên địa bàn, nhưng theo điều tra hiện Vĩnh Phúc vẫn có hàng ngàn đạo sắc phong trong dân gian đang cần được bảo quản. Bên cạnh đó, việc bảo quản các đạo sắc phong còn lại cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, các sắc phong vẫn do các địa phương tự tìm cách bảo quản, nhiều địa phương sử dụng phương pháp ép platic lên mặt sắc phong như ép ảnh hoặc sử dụng phương pháp in màu để scan ảnh có kích cỡ bằng các đạo sắc phong cổ.
Tuy nhiên, cách bảo quản đó không được lâu bền, các sắc phong không còn giữ được hình thái ban đầu./.
Lâm Đào An (Vietnam+)