Chiều 7/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn Ban tổ chức Rice Dubai 2011 (Hội nghị và triển lãm quốc tế về gạo tại Dubai, thuộc Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã có cuộc gặp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam để giới thiệu về Rice Dubai 2011 và cơ hội cho doanh nghiệp gạo Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo tiến sỹ Faisal Ali Mousa - trưởng đoàn Ban tổ chức Rice Dubai 2011, UAE được xem là một cửa ngõ quan trọng cho xuất khẩu gạo bởi hiện UAE đã vươn lên vị trí quốc gia tái xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhờ vị trí địa lý, hạ tầng dịch vụ phát triển và luật lệ thương mại thông thoáng.
Dubai không chỉ tái xuất gạo và nông sản vào thị trường Trung Đông-châu Phi mà còn đến các nước Nam Á.
Trong bối cảnh đó, Rice Dubai 2011 được xem là cơ hội để xâm nhập và phát triển Dubai trở thành đối tác tái xuất hàng đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Đây cũng là cơ hội kết nối các doanh nghiệp, tỉnh thành xuất khẩu gạo Việt Nam với hơn 1.000 nhà nhập khẩu trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, Trung Đông-Bắc Phi là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới với 335 triệu dân phải nhập khẩu hơn 50% nhu cầu tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực này chỉ mới chiếm 0,02% (1,8 triệu USD) sản lượng gạo nhập khẩu hàng năm của UAE, cửa ngõ đi vào Trung Đông-Bắc Phi.
Là một doanh nhân trong lĩnh vực nhập khẩu gạo và nông sản, ông Faisal Ali Mousa cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động và mạnh mẽ trong việc tiếp thị tại thị trường này bởi gạo Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.
Tại cuộc gặp này, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của An Giang cho rằng, khi tham gia mở rộng thông qua Dubai, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý bởi đây là thị trường của Ấn Độ và Pakistan, nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn bán hàng sang châu Phi, việc thông qua thị trường này sẽ khiến chi phí đội lên khá nhiều, nếu muốn xuất khẩu sang châu Phi các doanh nghiệp nên làm việc thẳng với các doanh nghiệp có trụ sở tại các nước sở tại đó, các doanh nghiệp đa quốc gia.
Ấn Độ và Pakistan có lợi thế hơn Việt Nam với thị trường này bởi khoảng cách gần, loại gạo của 2 quốc gia này được sử dụng quen thuộc, hơn nữa các doanh nhân ở Dubai quen làm ăn với doanh nhân Ấn Độ do họ có phong tục và văn hóa gần gũi./.
Theo tiến sỹ Faisal Ali Mousa - trưởng đoàn Ban tổ chức Rice Dubai 2011, UAE được xem là một cửa ngõ quan trọng cho xuất khẩu gạo bởi hiện UAE đã vươn lên vị trí quốc gia tái xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhờ vị trí địa lý, hạ tầng dịch vụ phát triển và luật lệ thương mại thông thoáng.
Dubai không chỉ tái xuất gạo và nông sản vào thị trường Trung Đông-châu Phi mà còn đến các nước Nam Á.
Trong bối cảnh đó, Rice Dubai 2011 được xem là cơ hội để xâm nhập và phát triển Dubai trở thành đối tác tái xuất hàng đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Đây cũng là cơ hội kết nối các doanh nghiệp, tỉnh thành xuất khẩu gạo Việt Nam với hơn 1.000 nhà nhập khẩu trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, Trung Đông-Bắc Phi là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới với 335 triệu dân phải nhập khẩu hơn 50% nhu cầu tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực này chỉ mới chiếm 0,02% (1,8 triệu USD) sản lượng gạo nhập khẩu hàng năm của UAE, cửa ngõ đi vào Trung Đông-Bắc Phi.
Là một doanh nhân trong lĩnh vực nhập khẩu gạo và nông sản, ông Faisal Ali Mousa cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động và mạnh mẽ trong việc tiếp thị tại thị trường này bởi gạo Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.
Tại cuộc gặp này, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của An Giang cho rằng, khi tham gia mở rộng thông qua Dubai, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý bởi đây là thị trường của Ấn Độ và Pakistan, nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn bán hàng sang châu Phi, việc thông qua thị trường này sẽ khiến chi phí đội lên khá nhiều, nếu muốn xuất khẩu sang châu Phi các doanh nghiệp nên làm việc thẳng với các doanh nghiệp có trụ sở tại các nước sở tại đó, các doanh nghiệp đa quốc gia.
Ấn Độ và Pakistan có lợi thế hơn Việt Nam với thị trường này bởi khoảng cách gần, loại gạo của 2 quốc gia này được sử dụng quen thuộc, hơn nữa các doanh nhân ở Dubai quen làm ăn với doanh nhân Ấn Độ do họ có phong tục và văn hóa gần gũi./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)