Tìm hiểu về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là một trong những quyền chính trị cư bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Hãy xem bạn có nắm được một số thông tin cơ bản về bầu cử không nhé.
Cử tri cả nước đi bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày nào?
A: Ngày 21 tháng 5
B: Ngày 22 tháng 5
C: Ngày 23 tháng 5
Cử tri phải đủ bao nhiêu tuổi?
A: 18
B: 20
C: 19
Giải thích

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người có quốc tịch Việt Nam, tính đến ngày bầu cử (ngày 23/5/2021) đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.

Nhiệm kỳ của Quốc hội là mấy năm?
A: 4
B: 5
C: 6
Giải thích

Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.

60 ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

Tổng số đại biểu Quốc hội tối đa là bao nhiêu người?
A: 480
B: 490
C: 500
Giải thích

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu không hoạt động chuyên trách.

Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chiếm ít nhất bao nhiêu phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội?
A: 30%
B: 40%
C: 50%
Số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ chiếm ít nhất bao nhiêu phần trăm trong số những người ứng cử đại biểu Quốc hội?
A: 30%
B: 35%
C: 40%
Giải thích

Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.

Số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm ít nhất bao nhiêu phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội?
A: 18%
B: 20%
C: 22%
Giải thích Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.
Bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử thì tạm ngừng việc xem xét khiếu nại, tố cáo đối với người ứng cử?
A: 7 ngày
B: 10 ngày
C: 30 ngày
Giải thích Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo những nguyên tắc nào?
A: Nguyên tắc bầu cử phổ thông
B: Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
C: Nguyên tắc bỏ phiếu kín
D: Nguyên tắc bình đẳng
E: Tất cả các nguyên tắc trên
Sau khi bầu cử, cử tri có được giữ lại Thẻ cử tri hay không?
A: Có
B: Không
Giải thích

Sau khi cử tri bỏ phiếu bầu cử xong, thành viên Tổ bầu cử có trách nhiệm nhắc cử tri xuất trình lại Thẻ cử tri và đóng dấu "đã bỏ phiếu" lên mặt trước của Thẻ cử tri.

Cử tri được giữ lại Thẻ cử tri, cử tri không được xuất trình Thẻ cử tri đã đóng dấu "Đã bỏ phiếu" để yêu cầu tham gia bỏ phiếu.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục