Phát triển bền vững các tộc người ở Việt Nam trong bối cảnh mới là nội dung Hội nghị thông báo dân tộc học năm 2011 do Viện Dân tộc học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức ngày 10/11, tại Hà Nội, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu dân tộc học, nhân học một số viện nghiên cứu và trường đại học, Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc một số tỉnh.
Tiến sĩ Phạm Quang Hoan, Viện trưởng Viện Dân tộc học cho biết, hiện nay các tộc người phát triển chưa bền vững, đang đối mặt với không ít thách thức về văn hóa, môi trường, kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong nghiên cứu các tộc người, các nhà khoa học tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững; phân tích, đánh giá về các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội của các tộc người ở khắp các vùng miền trong cả nước.
Về kinh tế, các tác giả đề cập nhiều đến những dân tộc vùng giáp biên, như sự ổn định của biên giới từ thực tế phát triển kinh tế; nông sản xuất biên; quy hoạch đất và cây trồng ở các xã giáp biên thuộc các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn. Xoay quanh những vấn đề xã hội là xu hướng và động thái quan hệ tộc người ở Tây Nguyên; dân số và chăm sóc sức khỏe trong phát triển bền vững các tỉnh biên giới phía bắc; cán bộ, trí thức người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa cũng được quan tâm. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Yến, Viện Dân tộc học, quá trình đô thị hóa đang làm nảy sinh một số vấn đề xã hội cấp bách ở các làng quê thuộc các xã chuyển thành phường tại Hà Nội.
Từ những thay đổi về sinh kế, chuẩn mực làng xã cũng thay đổi, quan hệ làng xã trở nên mờ nhạt mà sự thay đổi môi trường sống của người dân là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Mối quan hệ dòng họ bị đảo lộn do xảy ra mâu thuẫn về đất đai trong việc bán đất và đền bù đất nông nghiệp.
Quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo do đô thị hóa với điều kiện sống mới buộc các gia đình nhiều thế hệ phải tách ra thành những gia đình nhỏ. Việc chia tách này liên quan đến tách đất ở là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những mâu thuẫn trong các gia đình ngày càng gia tăng. Hơn nữa, sự tự do của lớp trẻ ngày nay được coi là thái quá dẫn đến tình trạng người già cô đơn./.
Tiến sĩ Phạm Quang Hoan, Viện trưởng Viện Dân tộc học cho biết, hiện nay các tộc người phát triển chưa bền vững, đang đối mặt với không ít thách thức về văn hóa, môi trường, kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong nghiên cứu các tộc người, các nhà khoa học tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững; phân tích, đánh giá về các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội của các tộc người ở khắp các vùng miền trong cả nước.
Về kinh tế, các tác giả đề cập nhiều đến những dân tộc vùng giáp biên, như sự ổn định của biên giới từ thực tế phát triển kinh tế; nông sản xuất biên; quy hoạch đất và cây trồng ở các xã giáp biên thuộc các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn. Xoay quanh những vấn đề xã hội là xu hướng và động thái quan hệ tộc người ở Tây Nguyên; dân số và chăm sóc sức khỏe trong phát triển bền vững các tỉnh biên giới phía bắc; cán bộ, trí thức người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa cũng được quan tâm. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Yến, Viện Dân tộc học, quá trình đô thị hóa đang làm nảy sinh một số vấn đề xã hội cấp bách ở các làng quê thuộc các xã chuyển thành phường tại Hà Nội.
Từ những thay đổi về sinh kế, chuẩn mực làng xã cũng thay đổi, quan hệ làng xã trở nên mờ nhạt mà sự thay đổi môi trường sống của người dân là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Mối quan hệ dòng họ bị đảo lộn do xảy ra mâu thuẫn về đất đai trong việc bán đất và đền bù đất nông nghiệp.
Quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo do đô thị hóa với điều kiện sống mới buộc các gia đình nhiều thế hệ phải tách ra thành những gia đình nhỏ. Việc chia tách này liên quan đến tách đất ở là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những mâu thuẫn trong các gia đình ngày càng gia tăng. Hơn nữa, sự tự do của lớp trẻ ngày nay được coi là thái quá dẫn đến tình trạng người già cô đơn./.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)