Phát biểu tại hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012-2013 diễn ra ngày 25/7, tại tỉnh Hậu Giang, ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục chế biến (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhấn mạnh về lâu dài, để cây mía phát triển bền vững, người nông dân sống được với cây mía, ngành mía đường cần cân đối cung cầu cho hợp lý, diện tích sản xuất ổn định.
Bên cạnh đó, người trồng mía áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó chú ý về giống, vùng nguyên liệu; các nhà máy phối hợp nhịp nhàng trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến; tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị trường, tận dụng các phế phụ phẩm của sản xuất đường để sản xuất phân vi sinh, cồn, điện… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường kém.
Hiện nay, năng suất mía đường bình quân của Việt Nam đạt từ 5,5 đến 5,8 tấn/ha, chỉ bằng một nửa so với năng suất mía đường bình quân của thế giới. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thu hoạch, vận chuyển chưa tốt, mía thu hoạch sau nhiều ngày mới được đưa về nhà máy nên tổn thất sau thu họach lớn. Một số vùng sản xuất một vụ lại thu họach sớm nên hiệu quả sản xuất thấp.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam chia sẻ, trong vài năm tới tình hình dư thừa đường trên thế giới còn khá lớn, hiện tại thừa cung khoảng 10 triệu tấn. Trong nước hiện còn 1,53 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng trong năm 2013 khoảng 1,3-1,4 triệu tấn, chưa kể lượng đường nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO. Ngoài chất lượng, năng suất thấp, chi phí đầu tư sản xuất mía, chế biến đường của Việt Nam còn khá cao.
Những bất cập trên, đòi hỏi ngành chức năng, ngành mía đường và người trồng mía cần đẩy mạnh đột phát chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung; đầu tư các trang thiết bị công nghệ cao vào chế biến, hạn chế thấp giá thành đầu tư, giá thành sản phẩm… Cùng với đó, từng ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm soát đường lậu, các cơ sở, doanh nghiệp làm ăn bất chính, bảo vệ người sản xuất, kinh doanh mía đường phát triển ổn định.
Niên vụ mía 2012-2013, cả nước trồng hơn 298.000ha mía, tăng hơn 15.000 so với vụ trước, năng suất bình quân đạt 63,9 tấn/ha, tăng với vụ trước 2,2 tấn/ha; tổng sản lượng mía thu được hơn 19 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với cùng kỳ; sản xuất được 1,5 tấn đường, góp phần nộp ngân sách trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Niên vụ mía 2013-2014 nông dân đã xuống khoảng 306.000ha, tăng khoảng 8.000ha so với cùng kỳ, phần lớn diện tích mía được các nhà máy ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, với giá tương đương so với vụ trước. Dự kiến, việc thu hoạch sẽ diễn ra vào cuối năm 2014, với sản lượng ước đạt khoảng 19,6 triệu tấn./.
Bên cạnh đó, người trồng mía áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó chú ý về giống, vùng nguyên liệu; các nhà máy phối hợp nhịp nhàng trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến; tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị trường, tận dụng các phế phụ phẩm của sản xuất đường để sản xuất phân vi sinh, cồn, điện… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường kém.
Hiện nay, năng suất mía đường bình quân của Việt Nam đạt từ 5,5 đến 5,8 tấn/ha, chỉ bằng một nửa so với năng suất mía đường bình quân của thế giới. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thu hoạch, vận chuyển chưa tốt, mía thu hoạch sau nhiều ngày mới được đưa về nhà máy nên tổn thất sau thu họach lớn. Một số vùng sản xuất một vụ lại thu họach sớm nên hiệu quả sản xuất thấp.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam chia sẻ, trong vài năm tới tình hình dư thừa đường trên thế giới còn khá lớn, hiện tại thừa cung khoảng 10 triệu tấn. Trong nước hiện còn 1,53 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng trong năm 2013 khoảng 1,3-1,4 triệu tấn, chưa kể lượng đường nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO. Ngoài chất lượng, năng suất thấp, chi phí đầu tư sản xuất mía, chế biến đường của Việt Nam còn khá cao.
Những bất cập trên, đòi hỏi ngành chức năng, ngành mía đường và người trồng mía cần đẩy mạnh đột phát chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung; đầu tư các trang thiết bị công nghệ cao vào chế biến, hạn chế thấp giá thành đầu tư, giá thành sản phẩm… Cùng với đó, từng ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm soát đường lậu, các cơ sở, doanh nghiệp làm ăn bất chính, bảo vệ người sản xuất, kinh doanh mía đường phát triển ổn định.
Niên vụ mía 2012-2013, cả nước trồng hơn 298.000ha mía, tăng hơn 15.000 so với vụ trước, năng suất bình quân đạt 63,9 tấn/ha, tăng với vụ trước 2,2 tấn/ha; tổng sản lượng mía thu được hơn 19 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với cùng kỳ; sản xuất được 1,5 tấn đường, góp phần nộp ngân sách trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Niên vụ mía 2013-2014 nông dân đã xuống khoảng 306.000ha, tăng khoảng 8.000ha so với cùng kỳ, phần lớn diện tích mía được các nhà máy ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, với giá tương đương so với vụ trước. Dự kiến, việc thu hoạch sẽ diễn ra vào cuối năm 2014, với sản lượng ước đạt khoảng 19,6 triệu tấn./.
Huỳnh Sử (TTXVN)