Ngày 14/4, tại Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai Trường Hải đã phối hợp tổ chức Hội thảo lần thứ nhất về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tại hội thảo, ông Phạm Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương đã giới thiệu những nội dung chính của Quy hoạch phát triển ngành ôtô Việt Nam.
Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được phương án phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hiệu quả, ổn định và bền vững, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực, phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân, góp phần giảm siêu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Qua đó, sẽ định hướng phát triển tập trung phát triển một, hai dòng xe chiến lược để giải quyết bài toán về dung lượng thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở hợp tác với các hãng sản xuất xe lớn và với các nước trong AFTA để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất ôtô của khu vực và thế giới. Xây dựng trung tâm cơ khí ôtô quốc gia để thu hút các nhà đầu tư lớn, có ý định sản xuất ôtô lâu dài tại Việt Nam vào đầu tư nhà máy với quy mô công suất lớn, công nghệ hiện đại, cùng với các doanh nghệp sản xuất linh kiện, phụ tùng và công nghiệp hỗ trợ khác.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô phù hợp với chiến lược và quy hoạch, đặc biệt là sản xuất động cơ và linh kiện động cơ ôtô, khuyến khích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với các công ty đa quốc gia, tiếp thu công nghệ sản xuất mới không lạc hậu. Tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với khai thác công nghệ và thiết bị hiện đại có trong nước, đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Xây dựng nguồn nhân lực công nghiệp chuyên ngành ôtô chất lượng cao...
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nhấn mạnh, công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp quan trọng cần được ưu tiên phát triển góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước.
Việt Nam cần có thời gian tổ chức các doanh nghiệp ôtô theo hướng chuyên môn hóa cao, hình thành các trung tâm công nghiệp ôtô trọng điểm làm hạt nhân để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành, nhanh chóng vượt qua ngưỡng nội địa hóa 40% và trở thành quốc gia sản xuất ôtô trên thế giới.
Cũng theo ông Quang, hiện nay vấn đề đặt ra rất cần thiết, Chính phủ nên giao cho Bộ Công Thương lập lại Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để có cơ sở chỉ đạo phát triển ngành trong giai đoạn phát triển mới, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2020.
Hội thảo cũng đã có gần 10 ý kiến thảo luận, đóng góp của các ngành, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô tại Việt Nam để tìm cách phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời gian tới xứng đáng với tiềm năng của Việt Nam, trong việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số các doanh nghiệp sản xuất ôtô trên lãnh thổ Việt Nam đến cuối năm 2009 là 397 doanh nghiệp; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô, 40 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe, 210 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô và 97 doanh nghiệp sửa chữa ôtô được rải đều trên 44 tỉnh, thành trong cả nước.
Theo công suất thiết kế, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất ôtô cả nước có tổng công suất sản xuất lắp ráp hiện nay là khoảng 418.000 xe/năm, trong đó số lượng sản xuất xe tải là lớn nhất với hơn 215.000 xe/năm, tiếp theo là sản xuất xe đến 9 chỗ ngồi khoảng 157.000 xe/năm. Sản xuất xe khách chỉ chiếm trên 10,5% năng lực sản xuất xe, còn xe chuyên dùng chỉ chiến trên 0,4%.
Qua các số liệu trên cho thấy hiện nay các nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước mới chỉ huy động khoảng 50% công suất thiết kế. Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất ôtô năm 2009 đạt 19.956 tỷ đồng, chiếm 2,86% so với toàn ngành công nghiệp.
Một số doanh nghiệp lớn đứng hàng đầu về sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam hiện nay là Công ty Toyota Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam, Công ty cổ phần ôtô Trường Hải./.
Tại hội thảo, ông Phạm Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương đã giới thiệu những nội dung chính của Quy hoạch phát triển ngành ôtô Việt Nam.
Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được phương án phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hiệu quả, ổn định và bền vững, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực, phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân, góp phần giảm siêu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Qua đó, sẽ định hướng phát triển tập trung phát triển một, hai dòng xe chiến lược để giải quyết bài toán về dung lượng thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở hợp tác với các hãng sản xuất xe lớn và với các nước trong AFTA để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất ôtô của khu vực và thế giới. Xây dựng trung tâm cơ khí ôtô quốc gia để thu hút các nhà đầu tư lớn, có ý định sản xuất ôtô lâu dài tại Việt Nam vào đầu tư nhà máy với quy mô công suất lớn, công nghệ hiện đại, cùng với các doanh nghệp sản xuất linh kiện, phụ tùng và công nghiệp hỗ trợ khác.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô phù hợp với chiến lược và quy hoạch, đặc biệt là sản xuất động cơ và linh kiện động cơ ôtô, khuyến khích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với các công ty đa quốc gia, tiếp thu công nghệ sản xuất mới không lạc hậu. Tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với khai thác công nghệ và thiết bị hiện đại có trong nước, đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Xây dựng nguồn nhân lực công nghiệp chuyên ngành ôtô chất lượng cao...
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nhấn mạnh, công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp quan trọng cần được ưu tiên phát triển góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước.
Việt Nam cần có thời gian tổ chức các doanh nghiệp ôtô theo hướng chuyên môn hóa cao, hình thành các trung tâm công nghiệp ôtô trọng điểm làm hạt nhân để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành, nhanh chóng vượt qua ngưỡng nội địa hóa 40% và trở thành quốc gia sản xuất ôtô trên thế giới.
Cũng theo ông Quang, hiện nay vấn đề đặt ra rất cần thiết, Chính phủ nên giao cho Bộ Công Thương lập lại Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để có cơ sở chỉ đạo phát triển ngành trong giai đoạn phát triển mới, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2020.
Hội thảo cũng đã có gần 10 ý kiến thảo luận, đóng góp của các ngành, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô tại Việt Nam để tìm cách phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời gian tới xứng đáng với tiềm năng của Việt Nam, trong việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số các doanh nghiệp sản xuất ôtô trên lãnh thổ Việt Nam đến cuối năm 2009 là 397 doanh nghiệp; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô, 40 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe, 210 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô và 97 doanh nghiệp sửa chữa ôtô được rải đều trên 44 tỉnh, thành trong cả nước.
Theo công suất thiết kế, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất ôtô cả nước có tổng công suất sản xuất lắp ráp hiện nay là khoảng 418.000 xe/năm, trong đó số lượng sản xuất xe tải là lớn nhất với hơn 215.000 xe/năm, tiếp theo là sản xuất xe đến 9 chỗ ngồi khoảng 157.000 xe/năm. Sản xuất xe khách chỉ chiếm trên 10,5% năng lực sản xuất xe, còn xe chuyên dùng chỉ chiến trên 0,4%.
Qua các số liệu trên cho thấy hiện nay các nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước mới chỉ huy động khoảng 50% công suất thiết kế. Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất ôtô năm 2009 đạt 19.956 tỷ đồng, chiếm 2,86% so với toàn ngành công nghiệp.
Một số doanh nghiệp lớn đứng hàng đầu về sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam hiện nay là Công ty Toyota Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam, Công ty cổ phần ôtô Trường Hải./.
Trần Tĩnh (Vietnam+)