Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2010-2015 của Hiệp hội dừa Việt Nam, được tổ chức ngày 31/12, nhằm tìm các giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm từ cây dừa để nâng cao giá trị gia tăng của cây dừa, giúp xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng trồng dừa của Việt Nam trong giai đọan 2010-2015 và những năm sau đó.
Việt Nam là một trong 8 nước được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) chọn tham gia dự án “Chiến thắng đói nghèo trong cộng đồng trồng dừa”.
Theo thống kê hiện cả nước có khoảng 200.000ha cây dừa tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung bộ.
Từ năm 2005 đến nay, diện tích cây dừa ở nhiều địa phương tăng lên khá nhiều do giá thu mua dừa tăng lên và nhiều sản phẩm được chế biến từ dừa đã mang lại giá trị kinh tế cao như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than hoạt tính, các loại thảm lưới...
Riêng tỉnh Bến Tre có khoảng 50.000ha dừa với sản lượng trên 300 triệu trái dừa/năm và cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm.
Năm 2008, Bến Tre đã xuất khẩu khoảng 23 loại sản phẩm khác nhau từ dừa và thu về khoảng 70 triệu USD.
Tương tự, tỉnh Trà Vinh cũng có diện tích dừa khoảng 15.000ha, trong đó có giống dừa sáp đặc ruột nổi tiếng được người tiêu dùng ưa thích và các sản phẩm xuất khẩu từ dừa cũng mang về cho Trà Vinh gần 30 triệu USD năm 2008.
Ở khu vực duyên hải miền Trung cũng có hai tỉnh Bình Định và Phú Yên cũng có diện tích dừa tập trung khoảng 20.000ha và cây dừa cũng đã được các địa phương trên chế biến thành nhiều sản phẩm xuất khẩu mang lại ngoại tệ và tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Ngoài ra, theo kết quả qua 3 năm thực hiện dự án “Chiến thắng đói nghèo trong cộng đồng trồng dừa tại Việt Nam 2005-2008”, thu nhập của các hộ dân trồng dừa ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh đã tăng từ 457 USD/hộ/năm (trước khi thực hiện dự án ) lên đến 1.238 USD/hộ/năm (sau khi thực hiện dự án).
Điển hình như cộng đồng trồng dừa xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre đã mở rộng diện tích trồng xen các loại cây khác trong vườn dừa cho thu nhập cao.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội dừa Việt Nam, phần lớn thu nhập của các hộ nông dân trồng dừa của còn thấp do sản phẩm còn đơn điệu, có giá trị gia tăng thấp, thiếu đầu tư phát triển, ít sản phẩm mới, thiếu đầu tư phát triển thị trường trong nước và ngoài nước, thiếu hụt nguyên liệu dừa cho chế biến công nghiệp...
Do vậy, để cải thiện ngành trồng dừa và nâng cao thu nhập cho cộng đồng trồng dừa Việt Nam trong những năm tới, các địa phương có trồng dừa và các bộ, ngành chuyên môn cùng Hiệp hội dừa Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể như tăng diện tích trồng dừa, thâm canh, tăng năng suất, hạ gía thành sản phẩm đảm bảo đủ nguyên liệu cho chế biến công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nuớc và xuất khẩu.
Các hộ trồng dừa hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển các làng nghề trồng và chế biến các sản phẩm từ dừa, tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng gia tăng giá trị từ trái dừa, tăng cuờng xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ dừa trong và ngoài nước./.
Việt Nam là một trong 8 nước được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) chọn tham gia dự án “Chiến thắng đói nghèo trong cộng đồng trồng dừa”.
Theo thống kê hiện cả nước có khoảng 200.000ha cây dừa tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung bộ.
Từ năm 2005 đến nay, diện tích cây dừa ở nhiều địa phương tăng lên khá nhiều do giá thu mua dừa tăng lên và nhiều sản phẩm được chế biến từ dừa đã mang lại giá trị kinh tế cao như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than hoạt tính, các loại thảm lưới...
Riêng tỉnh Bến Tre có khoảng 50.000ha dừa với sản lượng trên 300 triệu trái dừa/năm và cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm.
Năm 2008, Bến Tre đã xuất khẩu khoảng 23 loại sản phẩm khác nhau từ dừa và thu về khoảng 70 triệu USD.
Tương tự, tỉnh Trà Vinh cũng có diện tích dừa khoảng 15.000ha, trong đó có giống dừa sáp đặc ruột nổi tiếng được người tiêu dùng ưa thích và các sản phẩm xuất khẩu từ dừa cũng mang về cho Trà Vinh gần 30 triệu USD năm 2008.
Ở khu vực duyên hải miền Trung cũng có hai tỉnh Bình Định và Phú Yên cũng có diện tích dừa tập trung khoảng 20.000ha và cây dừa cũng đã được các địa phương trên chế biến thành nhiều sản phẩm xuất khẩu mang lại ngoại tệ và tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Ngoài ra, theo kết quả qua 3 năm thực hiện dự án “Chiến thắng đói nghèo trong cộng đồng trồng dừa tại Việt Nam 2005-2008”, thu nhập của các hộ dân trồng dừa ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh đã tăng từ 457 USD/hộ/năm (trước khi thực hiện dự án ) lên đến 1.238 USD/hộ/năm (sau khi thực hiện dự án).
Điển hình như cộng đồng trồng dừa xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre đã mở rộng diện tích trồng xen các loại cây khác trong vườn dừa cho thu nhập cao.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội dừa Việt Nam, phần lớn thu nhập của các hộ nông dân trồng dừa của còn thấp do sản phẩm còn đơn điệu, có giá trị gia tăng thấp, thiếu đầu tư phát triển, ít sản phẩm mới, thiếu đầu tư phát triển thị trường trong nước và ngoài nước, thiếu hụt nguyên liệu dừa cho chế biến công nghiệp...
Do vậy, để cải thiện ngành trồng dừa và nâng cao thu nhập cho cộng đồng trồng dừa Việt Nam trong những năm tới, các địa phương có trồng dừa và các bộ, ngành chuyên môn cùng Hiệp hội dừa Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể như tăng diện tích trồng dừa, thâm canh, tăng năng suất, hạ gía thành sản phẩm đảm bảo đủ nguyên liệu cho chế biến công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nuớc và xuất khẩu.
Các hộ trồng dừa hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển các làng nghề trồng và chế biến các sản phẩm từ dừa, tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng gia tăng giá trị từ trái dừa, tăng cuờng xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ dừa trong và ngoài nước./.
Hoàng Anh (Vietnam+)