Đất Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau) có giá trị về nhiều mặt, không chỉ mỗi năm lấn biển 80m, cứ thế lần dần ra biển mà không cần có sự can thiệp của con người, mà Đất Mũi còn là nơi để làm đề tài nghiên cứu khoa học, bởi nơi đây thiên nhiên ban tặng cho con người vô số động thực vật.
Về thủy sản ước tính có hàng trăm loài khác nhau đang tồn tại và phát triển trên biển, trên rừng. Cụ thể như tôm, cua, nghêu, sò, ốc, cá… Về động vật cũng có hàng chục loài tồn tại ở đây như cò, chim, dơi, quạ, én, diệc… tất cả đều quý hiếm mà ở Việt Nam không phải nơi nào cũng có.
Điển hình là hai loại cây rừng tiêu biểu, cây đước và cây mắm. Không cần người trồng, ở đâu có bãi cát thành bãi cạn thì ở đó tự nhiên có cây đước và cây mắm mọc lên, ngược lại ở đâu có cây đước và cây mắm mọc lên thì ở đó thành rừng - rừng lấn biển.
Nhiều chuyên gia nước ngoài khi tới Đất Mũi tìm hiểu, nghiên cứu đã cho biết Đất Mũi Cà Mau có thể có tới hàng trăm đề tài khoa học để nghiên cứu. Chỉ phong cảnh tự nhiên của Đất Mũi đã là kiệt tác của thiên thiên.
Tuy nhiên, việc quản lý và bảo vệ Đất Mũi đối với chính quyền địa phương là công việc không đơn giản chút nào. Do có nhiều nguồn lợi mà Đất Mũi trở thành miếng mồi ngon để tranh giành. Đó là tình trạng săn bắt thủy hải sản, chặt cây rừng, săn bắt chim muông diễn ra với mật độ mỗi ngày hàng trăm vụ, thu hút hàng trăm lượt người tham gia.
Ông Nguyễn Trường Giang, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hiển cho biết Đất Mũi là môi trường của tôm cá, nhưng ở đây đều là tôm, cá non, khi lớn chúng sẽ ra biển nước sâu chứ không ở bãi cạn. Do vậy, khi người dân ở đây tiến hành săn bắt chỉ bắt được tôm, cá non, không có giá trị kinh tế, nhưng lại làm hủy hoại môi trường sinh sôi của các loài thủy sản.
Tuy nhiên, ngư dân ở đây hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, khi họ vi phạm thì chỉ lập biên bản, giáo dục rồi cho về, muốn phạt hành chính ngư dân cũng không lấy đâu ra tiền để nộp. Vì vậy, biện pháp duy nhất ngăn chặn hành vi vi phạm là tịch thu phương tiện.
Đất Mũi hiện nay là khu du lịch hấp dẫn của tỉnh Cà Mau. Do chưa có đường giao thông bộ nối liền nên khách du lịch muốn thăm Đất Mũi phải trải qua chặng đường sông nước dài 50km. Chính quyền địa phương đang khẩn trương đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông bao gồm cầu và đường. Phấn đấu năm 2015 ôtô sẽ tới được Đất Mũi.
Chính quyền, nhân dân tỉnh Cà Mau đã nỗ lực hết sức mình để giữ gìn Đất Mũi - kiệt tác của thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại vì những bàn tay vô ý thức của con người./.
Về thủy sản ước tính có hàng trăm loài khác nhau đang tồn tại và phát triển trên biển, trên rừng. Cụ thể như tôm, cua, nghêu, sò, ốc, cá… Về động vật cũng có hàng chục loài tồn tại ở đây như cò, chim, dơi, quạ, én, diệc… tất cả đều quý hiếm mà ở Việt Nam không phải nơi nào cũng có.
Điển hình là hai loại cây rừng tiêu biểu, cây đước và cây mắm. Không cần người trồng, ở đâu có bãi cát thành bãi cạn thì ở đó tự nhiên có cây đước và cây mắm mọc lên, ngược lại ở đâu có cây đước và cây mắm mọc lên thì ở đó thành rừng - rừng lấn biển.
Nhiều chuyên gia nước ngoài khi tới Đất Mũi tìm hiểu, nghiên cứu đã cho biết Đất Mũi Cà Mau có thể có tới hàng trăm đề tài khoa học để nghiên cứu. Chỉ phong cảnh tự nhiên của Đất Mũi đã là kiệt tác của thiên thiên.
Tuy nhiên, việc quản lý và bảo vệ Đất Mũi đối với chính quyền địa phương là công việc không đơn giản chút nào. Do có nhiều nguồn lợi mà Đất Mũi trở thành miếng mồi ngon để tranh giành. Đó là tình trạng săn bắt thủy hải sản, chặt cây rừng, săn bắt chim muông diễn ra với mật độ mỗi ngày hàng trăm vụ, thu hút hàng trăm lượt người tham gia.
Ông Nguyễn Trường Giang, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hiển cho biết Đất Mũi là môi trường của tôm cá, nhưng ở đây đều là tôm, cá non, khi lớn chúng sẽ ra biển nước sâu chứ không ở bãi cạn. Do vậy, khi người dân ở đây tiến hành săn bắt chỉ bắt được tôm, cá non, không có giá trị kinh tế, nhưng lại làm hủy hoại môi trường sinh sôi của các loài thủy sản.
Tuy nhiên, ngư dân ở đây hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, khi họ vi phạm thì chỉ lập biên bản, giáo dục rồi cho về, muốn phạt hành chính ngư dân cũng không lấy đâu ra tiền để nộp. Vì vậy, biện pháp duy nhất ngăn chặn hành vi vi phạm là tịch thu phương tiện.
Đất Mũi hiện nay là khu du lịch hấp dẫn của tỉnh Cà Mau. Do chưa có đường giao thông bộ nối liền nên khách du lịch muốn thăm Đất Mũi phải trải qua chặng đường sông nước dài 50km. Chính quyền địa phương đang khẩn trương đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông bao gồm cầu và đường. Phấn đấu năm 2015 ôtô sẽ tới được Đất Mũi.
Chính quyền, nhân dân tỉnh Cà Mau đã nỗ lực hết sức mình để giữ gìn Đất Mũi - kiệt tác của thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại vì những bàn tay vô ý thức của con người./.
Trần Thành Nên (TTXVN)