Các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện ra rằng khi bị một ai đó khước từ lời yêu, bạn không chỉ chịu những đau khổ về tinh thần và trái tim của bạn cũng chịu áp lực khiến nó ngừng đập mất vài giây.
Với nỗ lực nghiên cứu xem những nỗi đau tinh thần sẽ ảnh hưởng ra sao đến thể chất của con người, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Amsterdam và Đại học Leiden đã phát hiện khước từ lời yêu có thể khiến nhịp tim của “nạn nhân” giảm trong vòng một phút.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với 27 sinh viên khỏe mạnh, tuổi đời từ 18-25, đang trong giai đoạn “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Các sinh viên này được yêu cầu sẽ gửi cho nhà nghiên cứu một bức ảnh của họ mà những bức ảnh này sẽ được gửi đến một trường đại học khác nơi mà các sinh viên cùng độ tuổi khác sẽ chỉ ra ai là người mà mình thấy ưng ý hơn cả.
Sau khi gửi những bức ảnh, các tình nguyện viên đã tới phòng thí nghiệm, ở đó họ sẽ được đo điện tâm đồ và nhìn những bức ảnh các các sinh viên ở một trường đại học khác mà họ không hề quen biết.
Tổng số 120 gương mặt khác nhau trong ảnh tương ứng với một tình nguyện viên và sau đó họ được yêu cầu là phải đoán xem ai trong bức ảnh đã nói là thích họ. Những người này sẽ viết "yes" nếu họ nghĩ mình được người trong ảnh chấp nhận, viết "no" nếu họ bị người trong ảnh khước từ.
Tiếp đó, họ được nhận lại kết quả thực sự là người trong ảnh cảm thấy thế nào về họ - mặc dù đây không phải là lời nhận xét thực sự mà do máy tính lựa chọn ngẫu nhiên nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Kết quả cho thấy người trong ảnh không hề thích tình nguyện viên thì nhịp tim của họ chậm lại mất một phút. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng chậm nhịp tim này là “cái hãm tim” và lưu ý rằng kết quả này sẽ càng rõ rệt hơn khi sinh viên tham gia nghiên cứu trước đó từng nghĩ rằng người trong ảnh thực sự thích họ./.
Với nỗ lực nghiên cứu xem những nỗi đau tinh thần sẽ ảnh hưởng ra sao đến thể chất của con người, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Amsterdam và Đại học Leiden đã phát hiện khước từ lời yêu có thể khiến nhịp tim của “nạn nhân” giảm trong vòng một phút.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với 27 sinh viên khỏe mạnh, tuổi đời từ 18-25, đang trong giai đoạn “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Các sinh viên này được yêu cầu sẽ gửi cho nhà nghiên cứu một bức ảnh của họ mà những bức ảnh này sẽ được gửi đến một trường đại học khác nơi mà các sinh viên cùng độ tuổi khác sẽ chỉ ra ai là người mà mình thấy ưng ý hơn cả.
Sau khi gửi những bức ảnh, các tình nguyện viên đã tới phòng thí nghiệm, ở đó họ sẽ được đo điện tâm đồ và nhìn những bức ảnh các các sinh viên ở một trường đại học khác mà họ không hề quen biết.
Tổng số 120 gương mặt khác nhau trong ảnh tương ứng với một tình nguyện viên và sau đó họ được yêu cầu là phải đoán xem ai trong bức ảnh đã nói là thích họ. Những người này sẽ viết "yes" nếu họ nghĩ mình được người trong ảnh chấp nhận, viết "no" nếu họ bị người trong ảnh khước từ.
Tiếp đó, họ được nhận lại kết quả thực sự là người trong ảnh cảm thấy thế nào về họ - mặc dù đây không phải là lời nhận xét thực sự mà do máy tính lựa chọn ngẫu nhiên nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Kết quả cho thấy người trong ảnh không hề thích tình nguyện viên thì nhịp tim của họ chậm lại mất một phút. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng chậm nhịp tim này là “cái hãm tim” và lưu ý rằng kết quả này sẽ càng rõ rệt hơn khi sinh viên tham gia nghiên cứu trước đó từng nghĩ rằng người trong ảnh thực sự thích họ./.
Cao Phong (Vietnam+)