Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ quý II đến nay, sức tiêu thụ thép xâydựng liên tiếp giảm mạnh khiến lượng tồn kho lên tới con số kỷ lục gần 600.000tấn và đây là mức tồn lớn nhất từ trước đến nay.
VSA cho biết do tình hình lạm phát trong nước tăng cao, Chính phủ phải áp dụngnhiều biện pháp để kiềm chế, trong đó có việc thực hiện chính sách cắt giảm đầutư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết; chính sách thắt chặttín dụng của ngân hàng đối với các dự án bất động sản và một phần do bắt đầu mùamưa bão nên tiêu thụ thép giảm mạnh.
VSA tính toán, với mức lãi suất từ 20-22% như hiện nay, trong khi không tiêu thụđược hàng, các doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay ngân hàng từ 200.000-300.000đồng/tấn thép thành phẩm tồn kho, nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh thép sẽkhông thể bảo đảm kinh doanh có hiệu quả đủ để trả lãi vay ngân hàng.
Với mứctồn kho lớn như vậy, tổng lãi suất mà các doanh nghiệp thép phải trả hàng thángtừ 120-180 tỷ đồng.
Cũng theo VSA, trong bối cảnh thép đang dư thừa như vậy, Nhà nước cần có biệnpháp khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm thép sang các nước trong khu vực và thếgiới. Những biện pháp đó có thể là giảm thuế VAT cho sản phẩm thép xuất khẩu, ưuđãi thuế xuất khẩu, hỗ trợ cho doanh nghiệp thép để có nhiều cơ hội tiếp cận vớithị trường xuất khẩu thép thế giới (bằng các chương trình xúc tiến thương mại).
Việc đẩy mạnh xuất khẩu thép sẽ giúp cho ngành thép giải quyết lượng thép dưthừa và thu hồi vốn cũng như góp phần giảm nhập siêu của Nhà nước./.
VSA cho biết do tình hình lạm phát trong nước tăng cao, Chính phủ phải áp dụngnhiều biện pháp để kiềm chế, trong đó có việc thực hiện chính sách cắt giảm đầutư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết; chính sách thắt chặttín dụng của ngân hàng đối với các dự án bất động sản và một phần do bắt đầu mùamưa bão nên tiêu thụ thép giảm mạnh.
VSA tính toán, với mức lãi suất từ 20-22% như hiện nay, trong khi không tiêu thụđược hàng, các doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay ngân hàng từ 200.000-300.000đồng/tấn thép thành phẩm tồn kho, nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh thép sẽkhông thể bảo đảm kinh doanh có hiệu quả đủ để trả lãi vay ngân hàng.
Với mứctồn kho lớn như vậy, tổng lãi suất mà các doanh nghiệp thép phải trả hàng thángtừ 120-180 tỷ đồng.
Cũng theo VSA, trong bối cảnh thép đang dư thừa như vậy, Nhà nước cần có biệnpháp khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm thép sang các nước trong khu vực và thếgiới. Những biện pháp đó có thể là giảm thuế VAT cho sản phẩm thép xuất khẩu, ưuđãi thuế xuất khẩu, hỗ trợ cho doanh nghiệp thép để có nhiều cơ hội tiếp cận vớithị trường xuất khẩu thép thế giới (bằng các chương trình xúc tiến thương mại).
Việc đẩy mạnh xuất khẩu thép sẽ giúp cho ngành thép giải quyết lượng thép dưthừa và thu hồi vốn cũng như góp phần giảm nhập siêu của Nhà nước./.
Văn Xuyên (TTXVN/Vietnam+)