Theo thống kê của Bộ Xây dựng, nhu cầu sử dụng và sức tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng đều giảm khiến sản xuất trong lĩnh vực này ngừng trệ. Hầu hết các nhà máy đều không phát huy hết công suất, tồn kho tăng cao nhất là đối với sản phẩm gạch bêtông khí chưng áp, gạch ốp lát và kính xây dựng.
Dù tổng công suất thiết kế các nhà máy ốp lát của cả nước đạt tới trên 400 triệu m2 (bao gồm granite, ceramic, cotto) nhưng hiện nhiều nhà máy đã phải dừng sản xuất khoảng 2 đến 3 tháng vì tiêu thụ chậm. Công suất khai thác thấp, chỉ vào khoảng dưới 50% nhưng lượng tồn kho vẫn lớn. Cùng có lượng hàng tồn kho lớn trong nhóm vật liệu xây dựng là mặt hàng kính xây dựng với sức tiêu thụ rất kém.
Sản phẩm tồn kho trung bình của mặt hàng kính nổi của cả nước tương đương với lượng kính sản xuất trong 5 tháng. Cá biệt có doanh nghiệp tồn kho tới 6 tháng sản xuất. Trong khi đó, sản phẩm kính cán có 4 dây chuyền đã phải dừng sản xuất tới 3 dây chuyền; kính gia công tiếp tục chịu sức ép cạnh tranh của kính Trung Quốc nên cũng phải giảm sản lượng từ 40- 50%.
Riêng ximăng vẫn là sản phẩm có sản lượng tiêu thụ khá nhất so với các chủng loại vật liệu xây dựng khác nhưng các nhà máy cũng chỉ dám phát huy khoảng 82% công suất thiết kế. Hiện cả nước có 67 dây chuyền ximăng lò quay, với tổng công suất khoảng 68 triệu tấn, trong đó tổng công suất thiết kế có thể huy động được khoảng dưới 66 triệu tấn.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho biết đã rà soát các dự án ximăng dự kiến hoàn thành trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2015 và kiến nghị Chính phủ cho phép giãn, hoãn tiến độ một số dự án; thậm chí đưa ra khỏi Quy hoạch một số dự án không còn phù hợp để giảm bớt lượng cung trong thời gian tới.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thành lập đoàn khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ximăng thuộc các thành phần kinh tế.
Bộ Xây dựng đã kiến nghị với Chính phủ các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, định hướng cho ngành ximăng phát triển bền vững như: cơ cấu lại các khoản nợ; tuân thủ quy hoạch ximăng; chuyển nhượng cổ phần, giảm vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp ximăng thua lỗ và chuyển vốn nhà nước về các doanh nghiệp có thế mạnh.
Cùng đó, năm 2013, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách và giải pháp để tận dụng chất thải từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón đốt bằng than để làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. Nhờ đó, tiết kiệm diện tích đất đai dùng làm bãi chứa thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu để làm phụ gia cho sản xuất ximăng, các vật liệu khác, giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế./.
Dù tổng công suất thiết kế các nhà máy ốp lát của cả nước đạt tới trên 400 triệu m2 (bao gồm granite, ceramic, cotto) nhưng hiện nhiều nhà máy đã phải dừng sản xuất khoảng 2 đến 3 tháng vì tiêu thụ chậm. Công suất khai thác thấp, chỉ vào khoảng dưới 50% nhưng lượng tồn kho vẫn lớn. Cùng có lượng hàng tồn kho lớn trong nhóm vật liệu xây dựng là mặt hàng kính xây dựng với sức tiêu thụ rất kém.
Sản phẩm tồn kho trung bình của mặt hàng kính nổi của cả nước tương đương với lượng kính sản xuất trong 5 tháng. Cá biệt có doanh nghiệp tồn kho tới 6 tháng sản xuất. Trong khi đó, sản phẩm kính cán có 4 dây chuyền đã phải dừng sản xuất tới 3 dây chuyền; kính gia công tiếp tục chịu sức ép cạnh tranh của kính Trung Quốc nên cũng phải giảm sản lượng từ 40- 50%.
Riêng ximăng vẫn là sản phẩm có sản lượng tiêu thụ khá nhất so với các chủng loại vật liệu xây dựng khác nhưng các nhà máy cũng chỉ dám phát huy khoảng 82% công suất thiết kế. Hiện cả nước có 67 dây chuyền ximăng lò quay, với tổng công suất khoảng 68 triệu tấn, trong đó tổng công suất thiết kế có thể huy động được khoảng dưới 66 triệu tấn.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho biết đã rà soát các dự án ximăng dự kiến hoàn thành trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2015 và kiến nghị Chính phủ cho phép giãn, hoãn tiến độ một số dự án; thậm chí đưa ra khỏi Quy hoạch một số dự án không còn phù hợp để giảm bớt lượng cung trong thời gian tới.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thành lập đoàn khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ximăng thuộc các thành phần kinh tế.
Bộ Xây dựng đã kiến nghị với Chính phủ các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, định hướng cho ngành ximăng phát triển bền vững như: cơ cấu lại các khoản nợ; tuân thủ quy hoạch ximăng; chuyển nhượng cổ phần, giảm vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp ximăng thua lỗ và chuyển vốn nhà nước về các doanh nghiệp có thế mạnh.
Cùng đó, năm 2013, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách và giải pháp để tận dụng chất thải từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón đốt bằng than để làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. Nhờ đó, tiết kiệm diện tích đất đai dùng làm bãi chứa thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu để làm phụ gia cho sản xuất ximăng, các vật liệu khác, giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế./.
Thu Hằng (TTXVN)