Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Cancer Causes & Control Journal ngày 10/6, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư bộ phận sinh dục và các bệnh ung thư khác ở phụ nữ.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv của Israel tiến hành cho biết bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn tạo ra các hoócmôn giống như insulin lưu thông trong cơ thể con người.
Những hoócmôn này có hiệu ứng tích cực đối với việc giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, nhưng lại là tin xấu đối với phụ nữ.
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sỹ Gabriel Chodick cùng với Tiến sỹ Varda Shalev và các đồng nghiệp đã xem xét hồ sơ y tế của 16.721 bệnh nhân bị tiểu đường, và chia thành hai nhóm khác biệt giữa nam và nữ, đồng thời xác định các nguy cơ ung thư tương đối của mỗi nhóm.
Khi nghiên cứu bắt đầu tiến hành năm 2000, không có bệnh nhân tiểu đường nào bị ung thư. Sau khoảng theo dõi kéo dài 8 năm, các nhà khoa học phát hiện thấy 1.639 ca bệnh ung thư khác nhau ở những người bị tiểu đường.
Tiến sỹ Chodick nói rằng nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường dường như có hiệu ứng phòng ngừa đối với các điều kiện như bệnh ung thư tuyến tiền liệt, giảm 47% nguy cơ các bệnh ung thư có liên hệ với các loại hoócmôn giống như insulin.
Tuy nhiên, việc kết hợp giữa bệnh tiểu đường và các hoócmôn ở phụ nữ lại làm tăng nguy cơ và làm cho một số bộ phận như cổ tử cung và buồng trứng dễ bị mắc một số bệnh ung thư.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Chodick nói rằng phụ nữ cũng không nên quá lo lắng về điều này. Mặc dù các căn bệnh ung thư buồng trứng và cổ tử cung là nghiêm trọng nhưng nguy cơ tổng thể ở phụ nữ nhìn chung vẫn thấp.
Trước đây, một nghiên cứu của Đại học Umea, Thụy Điển theo dõi trên 64.500 người ở độ tuổi 40, 50, 60 từ giữa những năm 1980 đã cho thấy sự liên hệ giữa lượng đường huyết tăng với bệnh ung thư tụy, da, tử cung và đường tiết niệu ở phụ nữ.
Ngoài ra nó còn có nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư vú ở phụ nữ dưới 49 tuổi.
Bệnh tiểu đường type 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường. Do đó ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 đều có số cân nặng hơn mức trung bình, nói đúng hơn là hơi mập.
Việc này không tốt vì sự béo mập này có thể cản trở tính xúc tác của insulin và làm cho các tế bào không thể hấp thụ đường được.
Vì lý do này nên lượng đường trong máu càng ngày càng cao hơn. Theo Hiệp hội Tiểu đường của Mỹ, căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 10% phụ nữ ở Mỹ từ độ tuổi 20 trở nên./.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv của Israel tiến hành cho biết bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn tạo ra các hoócmôn giống như insulin lưu thông trong cơ thể con người.
Những hoócmôn này có hiệu ứng tích cực đối với việc giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, nhưng lại là tin xấu đối với phụ nữ.
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sỹ Gabriel Chodick cùng với Tiến sỹ Varda Shalev và các đồng nghiệp đã xem xét hồ sơ y tế của 16.721 bệnh nhân bị tiểu đường, và chia thành hai nhóm khác biệt giữa nam và nữ, đồng thời xác định các nguy cơ ung thư tương đối của mỗi nhóm.
Khi nghiên cứu bắt đầu tiến hành năm 2000, không có bệnh nhân tiểu đường nào bị ung thư. Sau khoảng theo dõi kéo dài 8 năm, các nhà khoa học phát hiện thấy 1.639 ca bệnh ung thư khác nhau ở những người bị tiểu đường.
Tiến sỹ Chodick nói rằng nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường dường như có hiệu ứng phòng ngừa đối với các điều kiện như bệnh ung thư tuyến tiền liệt, giảm 47% nguy cơ các bệnh ung thư có liên hệ với các loại hoócmôn giống như insulin.
Tuy nhiên, việc kết hợp giữa bệnh tiểu đường và các hoócmôn ở phụ nữ lại làm tăng nguy cơ và làm cho một số bộ phận như cổ tử cung và buồng trứng dễ bị mắc một số bệnh ung thư.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Chodick nói rằng phụ nữ cũng không nên quá lo lắng về điều này. Mặc dù các căn bệnh ung thư buồng trứng và cổ tử cung là nghiêm trọng nhưng nguy cơ tổng thể ở phụ nữ nhìn chung vẫn thấp.
Trước đây, một nghiên cứu của Đại học Umea, Thụy Điển theo dõi trên 64.500 người ở độ tuổi 40, 50, 60 từ giữa những năm 1980 đã cho thấy sự liên hệ giữa lượng đường huyết tăng với bệnh ung thư tụy, da, tử cung và đường tiết niệu ở phụ nữ.
Ngoài ra nó còn có nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư vú ở phụ nữ dưới 49 tuổi.
Bệnh tiểu đường type 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường. Do đó ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 đều có số cân nặng hơn mức trung bình, nói đúng hơn là hơi mập.
Việc này không tốt vì sự béo mập này có thể cản trở tính xúc tác của insulin và làm cho các tế bào không thể hấp thụ đường được.
Vì lý do này nên lượng đường trong máu càng ngày càng cao hơn. Theo Hiệp hội Tiểu đường của Mỹ, căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 10% phụ nữ ở Mỹ từ độ tuổi 20 trở nên./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)