Tôm, cua và các loài giáp xác khác là những sinh vật phổ biến nhất đại dương, trong khi vùng biển Australia và Nhật Bản là các khu vực đa dạng sinh học nhất trên thế giới.
Đây là kết quả dự án nghiên cứu mới nhất về đại dương mang tên "Dự án khảo sát biển" do nhà khoa học Jesse Ausubel đồng tiến hành cùng 360 nhà khoa học trên khắp thế giới. Quá trình thực hiện dự án quy mô trên kéo dài 10 năm và tiêu tốn tới 650 triệu USD.
Theo nghiên cứu trên, vùng biển Australia và Nhật Bản, mỗi khu vực có tới 33.000 dạng sinh vật đủ điều kiện được gọi là loài. Nghiên cứu cũng cho thấy các khu vực ngoài khơi Trung Quốc, Địa Trung Hải và Vịnh Mexico cũng lọt vào danh sách năm khu vực đa dạng sinh học của thế giới.
Các nhà khoa học đã phải nhọc công tập hợp thông tin từ nhiều thế kỷ trước, để từ đó có được một danh sách các loài sinh vật trên 25 khu vực biển, trải dài từ Bắc Cực tới Nam Cực qua các vùng biển nhiệt đới và ôn đới.
Tuy nhiên, nhà khoa học Nancy Knowlton thuộc Viện nghiên cứu Smithsonian, đồng thời là người đứng đầu dự án nghiên cứu các rặng san hô, cho biết dự án khảo sát biển nói trên vẫn đang trong quá trình thực hiện.
"Đại Dương quá rộng lớn, do đó, sau 10 năm làm việc miệt mài, chúng tôi mới chỉ có được những mẩu thông tin khiêm tốn, tất nhiên không thể phủ nhận có những thông tin chi tiết," bà nói.
Bà Nancy còn nói thêm: "Khi nghĩ tới biển, mọi người thường chỉ nghĩ tới cá hay những loài sinh vật cỡ lớn, song hãy nhớ rằng, các loài sinh vật "to xác" chỉ chiếm 2% đa dạng sinh học của đại dương, trong khi các loài cá cũng chỉ chiếm 12%. Vậy, nên chăng những sinh vật đầu tiên chúng ta nên nghĩ tới là loài giáp xác và loài thân mềm."
Cho tới nay, dự án trên đã lên danh sách được trung bình 10.750 loài sinh vật có tên và vẫn chưa được đặt tên tại các vùng biển khảo sát. Theo các nhà khoa học, ngoài việc cung cấp những con số thống kê trên, dự án còn giúp thay đổi quan niệm của con người về đại dương./.
Đây là kết quả dự án nghiên cứu mới nhất về đại dương mang tên "Dự án khảo sát biển" do nhà khoa học Jesse Ausubel đồng tiến hành cùng 360 nhà khoa học trên khắp thế giới. Quá trình thực hiện dự án quy mô trên kéo dài 10 năm và tiêu tốn tới 650 triệu USD.
Theo nghiên cứu trên, vùng biển Australia và Nhật Bản, mỗi khu vực có tới 33.000 dạng sinh vật đủ điều kiện được gọi là loài. Nghiên cứu cũng cho thấy các khu vực ngoài khơi Trung Quốc, Địa Trung Hải và Vịnh Mexico cũng lọt vào danh sách năm khu vực đa dạng sinh học của thế giới.
Các nhà khoa học đã phải nhọc công tập hợp thông tin từ nhiều thế kỷ trước, để từ đó có được một danh sách các loài sinh vật trên 25 khu vực biển, trải dài từ Bắc Cực tới Nam Cực qua các vùng biển nhiệt đới và ôn đới.
Tuy nhiên, nhà khoa học Nancy Knowlton thuộc Viện nghiên cứu Smithsonian, đồng thời là người đứng đầu dự án nghiên cứu các rặng san hô, cho biết dự án khảo sát biển nói trên vẫn đang trong quá trình thực hiện.
"Đại Dương quá rộng lớn, do đó, sau 10 năm làm việc miệt mài, chúng tôi mới chỉ có được những mẩu thông tin khiêm tốn, tất nhiên không thể phủ nhận có những thông tin chi tiết," bà nói.
Bà Nancy còn nói thêm: "Khi nghĩ tới biển, mọi người thường chỉ nghĩ tới cá hay những loài sinh vật cỡ lớn, song hãy nhớ rằng, các loài sinh vật "to xác" chỉ chiếm 2% đa dạng sinh học của đại dương, trong khi các loài cá cũng chỉ chiếm 12%. Vậy, nên chăng những sinh vật đầu tiên chúng ta nên nghĩ tới là loài giáp xác và loài thân mềm."
Cho tới nay, dự án trên đã lên danh sách được trung bình 10.750 loài sinh vật có tên và vẫn chưa được đặt tên tại các vùng biển khảo sát. Theo các nhà khoa học, ngoài việc cung cấp những con số thống kê trên, dự án còn giúp thay đổi quan niệm của con người về đại dương./.
Thảo Nguyên (Vietnam+)