Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan là ba trong số những nước, vùng lãnh thổ có mất độ phương tiện giao thông cơ giới cao và tiêu thụ nhiên liệu trong giao thông lớn. Do vậy, việc đặt ra các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu và áp dụng các tiêu chuẩn này được các nước, vùng lãnh thổ này áp dụng chặt chẽ. Hàn Quốc đã thực hiện các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu bắt buộc vào năm 2004. Quy định bắt buộc mới này được bắt nguồn từ xu hướng suy giảm tiết kiệm nhiên liệu trung bình trong thời gian gần đây chủ yếu do lượng bán xe SUV (xe ôtô con đa năng) tăng. Các tiêu chuẩn mới có hiệu lực năm 2006 áp dụng đối với xe sản xuất trong nước và năm 2009 đối với các xe nhập khẩu. Báo cáo đánh giá, thẩm định sẽ được thực hiện sử dụng chu trình thí nghiệm của EPA – Mỹ. Điều khác biệt đó là các tiêu chuẩn chỉ sử dụng hai loại phương tiện được phân biệt bởi dung tích làm việc của động cơ. Đặc biệt, các loại kích cỡ động cơ nhỏ hơn được yêu cầu các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn. Bảng 1: Tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu ở Hàn Quốc
Các nhà sản xuất ôtô đã không đáp ứng được tiêu chuẩn ban hành để tiết kiệm năng lượng nhưng họ sẽ có một khoảng thời gian gia hạn tương đối dài (tối đa là 6 năm). Thậm chí nếu không đáp ứng được yêu cầu, thì các nhà sản xuất ôtô cũng không bị phạt tiền hoặc bị kết tội, Chính phủ Hàn Quốc sẽ liệt kê và công bố danh sách tên các công ty mà các phương tiện của họ không tuân thủ các tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu. Đài Loan đã xây dựng các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho các phương tiện mới trước một số thành phố ở Trung Quốc. Các tiêu chuẩn này được đưa ra dựa trên cơ sở phân loại 7 loại kích cỡ động cơ (xác định bằng phương pháp đo thể tích động cơ). Các tiêu chuẩn bao gồm tất cả các phương tiện vận tải hành khách bằng xăng và diesel, xe ôtô tải hạng nhẹ và các ôtô phục vụ mục đích thương mại (<2,500kg). Có tiêu chuẩn riêng dành cho xe môtô. Các tiêu chuẩn của Đài Loan tuân thủ thí nghiệm CAFÉ - Mỹ (Mức tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả liên công ty) để xác định mức tiêu thụ nhiên liệu. Ở Thái Lan, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển năng lượng thay thế (DEDE) được chỉ định chịu trách nhiệm phát triển các quy định và chương trình tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên Nghị định Hoàng gia hiện tại không giao quyền cho DEDE điều tiết các phương tiện. Chính vì vậy, DEDE đã dự thảo một Nghị định Hoàng gia mới bổ sung trách nhiệm quản lý các phương tiện hiệu suất cao. Sau đó, DEDE phát động một chiến dịch dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu vào đầu năm 2009 cùng với việc công bố các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu tối thiểu. DEDE thành lập một Ban chỉ đạo để phối hợp việc lập kế hoạch và thực hiện các tiêu chuẩn và dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu cho các phương tiện. Ban chỉ đạo ủy thác thực hiện một cuộc nghiên cứu khảo sát các qui định và tiêu chuẩn phù hợp cho các phương tiện sản xuất trong nước và nhập khẩu, rá soát các tiêu chuẩn thí nghiệm sẵn có và thảo luận các giới hạn tiêu chuẩn cùng với các Chuyên gia và các Nhà sản xuất. Phương tiện vận tải hành khách và xe phục vụ sửa chữa 1 tấn sử dụng xăng và dầu là vấn đề trọng tâm. Theo thông lệ ở các nước khác, các phương tiện được phân loại theo trọng lượng và chu trình thí nghiệm sẽ phải tuân thủ Protocol của EU dành cho việc thí nghiệm tiết kiệm nhiên liệu sử dụng lực kế khung gầm (Chỉ thị 70/220/EEC). Một vấn đề chưa được giải quyết đó là mức tiết kiệm nhiên liệu./.
(Vietnam+)