Ngày 2/8, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 36/2012/QH13 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Quyết định số 510/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.”
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại chủ trì Hội nghị.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật thi hành án dân sự, trong đó quy định việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Thừa phát lại là người có đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định, được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự (bao gồm xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành Bản án, Quyết định theo yêu cầu của đương sự); tống đạt giấy tờ của Tòa án và của Cơ quan Thi hành án dân sự cho đương sự; lập vi bằng (ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác) và làm các công việc khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Từ kết quả khả quan qua thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính- Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại nêu rõ Nghị quyết số 36 của Quốc hội đã xác định 3 nội dung chính: giao Chính phủ trực tiếp tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 24 đến hết ngày 31/12/2015 và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015.
Chính phủ quy định cụ thể và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Các tổ chức Thừa phát lại đã được thành lập và hoạt động theo Nghị quyết 24 được tiếp tục hoạt động từ ngày 1/7/2012 cho đến khi Quốc hội có quyết định mới. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Xác định trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại của Chính phủ, Bộ Tư pháp tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” và phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành liên quan triển khai các công việc cần thiết.
Đề án xác định rõ việc tiếp tục thực hiện hiệu quả việc thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng việc thí điểm chế định Thừa phát lại từ 12 đến 15 tỉnh, thành phố Trung ương; thống nhất chủ trương, kế hoạch thí điểm Thừa phát lại; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế phục vụ việc mở rộng thí điểm…
Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng ban Chỉ đạo Hà Hùng Cường đánh giá những thành công bước đầu trong thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh là tiền đề quan trọng trong việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Ông Hà Hùng Cường thẳng thắn cho rằng còn một số nội dung, công việc thực hiện chậm so với tiến độ yêu cầu của Đề án do lúng túng về quy trình thủ tục và sự phối kết hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa chặt chẽ.
Trưởng ban Chỉ đạo Hà Hùng Cường đề nghị từ nay đến cuối năm cần nhanh chóng phê duyệt Đề án thí điểm chế định Thừa phát lại tại các địa phương được lựa chọn thực hiện thí điểm; ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý để thực hiện thí điểm…
Tại Hội nghị, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành đã giới thiệu Kế hoạch Công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Đại diện một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm trình bày “Đề án thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” tại địa phương mình…/.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại chủ trì Hội nghị.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật thi hành án dân sự, trong đó quy định việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Thừa phát lại là người có đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định, được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự (bao gồm xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành Bản án, Quyết định theo yêu cầu của đương sự); tống đạt giấy tờ của Tòa án và của Cơ quan Thi hành án dân sự cho đương sự; lập vi bằng (ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác) và làm các công việc khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Từ kết quả khả quan qua thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính- Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại nêu rõ Nghị quyết số 36 của Quốc hội đã xác định 3 nội dung chính: giao Chính phủ trực tiếp tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 24 đến hết ngày 31/12/2015 và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015.
Chính phủ quy định cụ thể và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Các tổ chức Thừa phát lại đã được thành lập và hoạt động theo Nghị quyết 24 được tiếp tục hoạt động từ ngày 1/7/2012 cho đến khi Quốc hội có quyết định mới. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Xác định trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại của Chính phủ, Bộ Tư pháp tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” và phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành liên quan triển khai các công việc cần thiết.
Đề án xác định rõ việc tiếp tục thực hiện hiệu quả việc thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng việc thí điểm chế định Thừa phát lại từ 12 đến 15 tỉnh, thành phố Trung ương; thống nhất chủ trương, kế hoạch thí điểm Thừa phát lại; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế phục vụ việc mở rộng thí điểm…
Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng ban Chỉ đạo Hà Hùng Cường đánh giá những thành công bước đầu trong thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh là tiền đề quan trọng trong việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Ông Hà Hùng Cường thẳng thắn cho rằng còn một số nội dung, công việc thực hiện chậm so với tiến độ yêu cầu của Đề án do lúng túng về quy trình thủ tục và sự phối kết hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa chặt chẽ.
Trưởng ban Chỉ đạo Hà Hùng Cường đề nghị từ nay đến cuối năm cần nhanh chóng phê duyệt Đề án thí điểm chế định Thừa phát lại tại các địa phương được lựa chọn thực hiện thí điểm; ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý để thực hiện thí điểm…
Tại Hội nghị, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành đã giới thiệu Kế hoạch Công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Đại diện một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm trình bày “Đề án thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” tại địa phương mình…/.
Quỳnh Hoa (TTXVN)