Tiếp tục tìm kiếm, giới thiệu sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc năm 2025

Giải thưởng Sao Khuê đã vinh danh và giới thiệu những nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc giới thiệu đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2025. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2025. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sáng 6/1 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2025. Sao Khuê được xem là một trong những giải thưởng lâu đời và uy tín nhất của ngành Công nghệ thông tin Việt Nam do VINASA tổ chức thường niên dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đại diện ban tổ chức, các hạng mục xét trao giải năm 2025 được chia thành 9 nhóm gồm:

Nhóm 1: Chính phủ, Chính quyền, Khu vực công: Hạng mục xét trao cho những sản phẩm, nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành và chất lượng dịch vụ công

Nhóm 2: Cộng đồng và Người dân: Hạng mục xét trao cho các sản phẩm, nền tảng, dịch vụ, giải pháp, dự án công nghệ thông tin giúp cải thiện, nâng cao văn hóa, chất lượng cuộc sống, phúc lợi, y tế, sức khỏe, giáo dục và thu hẹp khoảng cách số

Nhóm 3: Quản trị Doanh nghiệp: Hạng mục xét trao cho các sản phẩm, nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc giúp nâng cao hoạt động quản trị, quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tất cả các ngành, các lĩnh vực

Nhóm 4: Kinh tế – Công nghiệp: Hạng mục xét trao cho các sản phẩm, nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc giúp tự động hóa, nâng cao hoạt động quản trị, điều hành, sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp trọng điểm

Nhóm 5: Thị trường – Tiêu dùng: Hạng mục xét trao cho các sản phẩm, nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc thúc đẩy thị trường, tiêu dùng, trọng tâm vào các ngành đang có sự chuyển dịch nhanh chóng và có năng lực cạnh tranh cao trong thời đại số

Nhóm 6: Hạ tầng – Công nghệ số: Hạng mục xét trao cho các sản phẩm, nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin và hạ tầng số xuất sắc được phát triển bởi /ứng dụng các công nghệ tiên tiến

Nhóm 7: Đổi mới sáng tạo: Hạng mục xét trao cho các nền tảng, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ số, các dự án khởi nghiệp áp dụng các phương pháp và công nghệ mới.

Nhóm 8: Các sản phẩm, giải pháp, phần mềm, dịch vụ mới: Hạng mục xét trao cho cho các nền tảng, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ số đầu tiên mà doanh nghiệp phát triển, sản xuất, cung cấp vào thị trường, tạo ra cơ hội kinh doanh mới..

Nhóm 9: Dịch vụ số: Xét trao cho các dịch vụ số xuất sắc thúc đẩy chuyển đổi số

Bà Nguyễn Thị Thu Giang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VINASA cho biết, năm 2025, bên cạnh việc tiếp tục gửi thư giới thiệu đến 5000+ cơ quan, tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin như mọi năm, Giải thưởng Sao Khuê sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn nữa vào các hoạt động truyền thông quảng bá và kết nối hợp tác cho các Giải pháp công nghệ xuất sắc được trao Giải thưởng.

Ban tổ chức Sao Khuê sẽ tổ chức các 'Roadshow thúc đẩy Chuyển đổi số' tại các địa phương giới thiệu các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho các cơ quan, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trong nước, trọng tâm vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm như sản xuất, nông nghiệp, thương mại điện tử…

vnp-sao-khue-2025-7-2094.jpg
Bà Nguyễn Thị Thu Giang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VINASA phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Các sản phẩm đoạt giải sẽ được mời tham gia các chương trình Talkshow, Podcast cùng các chuyên gia trao đổi, hướng dẫn chuyên sâu theo từng chủ đề, lĩnh vực đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng, qua đó tăng cường quảng bá hình ảnh và giải pháp đến gần hơn với cộng đồng công nghệ và người dùng.

Các sản phẩm đoạt giải cũng sẽ được giới thiệu tại các sự kiện công nghệ lớn do VINASA tổ chức: Doanh nghiệp đoạt Giải được ưu tiên tham gia các sự kiện lớn như: Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam – Châu Á, Vietnam DX Summit, Diễn đàn Chuyển đổi số tại các Tỉnh, thành phố (B2G), Biztech - Chuyển đổi số cho doanh nghiệp (B2B),; Triển lãm Tech4Life, TechX - giới thiệu thiết bị, giải pháp công nghệ cho người dân (B2C)... giúp các giải pháp công nghệ số xuất sắc đạt giải Sao Khuê 2025 tăng cường hiện diện, tiếp cận khách hàng, và nâng cao cơ hội cạnh tranh.

Ngoài ra, ban tổ chức cũng hỗ trợ các sản phẩm đoạt giải được tiếp xúc, thúc đẩy thị trường quốc tế thông qua khoảng 20 đoàn xúc tiến thương mại, tham gia các triển lãm, hội nghị, hội thảo, giải thưởng quốc tế, Diễn đàn Công nghệ số Việt Nam tại các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu… và các thị trường đang có tiềm năng rất lớn như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Đông…

Giải thưởng Sao Khuê 2025 sẽ nhận hồ sơ đến hết ngày 20/3/2025, chỉ duy nhất thông qua kênh trực tuyến tại địa chỉ: https://dangky.giaithuongsaokhue.vn

Lễ công bố và trao giải thưởng dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào 19/4/2025 với sự tham dự của hơn 700 khách mời cấp cao, đại diện các Bộ, ngành, doanh nghiệp lớn cùng đông đảo các cơ quan báo chí và truyền hình./

Được tổ chức lần đầu năm 2003, Giải thưởng Sao Khuê đến nay đã tôn vinh 1.715 lượt cá nhân, doanh nghiệp, và các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin, truyền thông xuất sắc.

Giải thưởng Sao Khuê ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá, truyền thông, là bệ phóng cho các sản phẩm, dịch vụ phần mềm Việt Nam còn giúp định hướng thị trường ứng dụng công nghệ số, định hướng xu hướng sáng tạo phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Sự đa dạng lĩnh vực Sao Khuê với khoảng 300 đề cử tham gia mỗi năm cũng thể hiện sự phát triển đầy đủ của thị trường giải pháp công nghệ số Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Hoàn thiện chính sách, tạo đột phá cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều vấn đề như hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, quy định tài sản số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, quy định về công nghiệp bán dẫn, quy định về trí tuệ nhân tạo để đảm bảo tính khả thi, kiểm soát rủi ro