Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành chức năng tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra, đảm bảo tăng trưởng 6,5%, không để lạm phát cao, đẩy mạnh xuất khẩu và phải giảm nhập siêu...
Phát biểu trong buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/4 tại Hà Nội, Thủ tướng cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi xử lý kịp thời nhằm đưa dần lãi suất xuống thấp và tiếp tục triển khai lãi suất thỏa thuận phù hợp qui luật và thực tiễn.
Theo đó, Ngân hàng nhà nước phấn đấu đưa lãi suất huy động khoảng 10%/năm và cho vay 12-13%/năm, góp phần khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, trong đó các ngân hàng thương mại quốc doanh phải là nòng cốt huy động và cho vay, đồng thời kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán 20%.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các dự án kinh doanh có hiệu quả và các ngân hàng thương mại cho vay ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất; hạn chế cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích; kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ, thực hiện nghiêm các quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, tránh để xảy ra rủi ro...
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin chính thống, đặc biệt là về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và giá cả để định hướng dư luận, góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng cũng đã biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.
Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát gia tăng tiền tệ ở mức hợp lý, lãi suất và tỷ giá biến động phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo khả năng an toàn thanh toán hệ thống và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, quí 1 năm nay, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao (5,8%) và các vấn đề an sinh xã hội vẫn được đảm bảo nhưng lạm phát tăng khá cao, nhập siêu vẫn tăng 23%, cán cân thanh toán ngoại tệ giảm…
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 18 bao gồm các nhóm giải pháp chính là tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn hệ thống tài chính-ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.
Chỉ sau gần nửa tháng, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tích cực Nghị quyết này, tạo được sự đồng thuận xã hội, bước đầu đã phát huy được hiệu quả như Lãi suất ổn định, rõ ràng minh bạch, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát; tỷ giá cơ bản phù hợp theo thị trường; đảm bảo thanh khoản các ngân hàng và nền kinh tế…
Tuy nhiên, thời gian thực hiện Nghị quyết còn ngắn, mặt bằng lãi suất vẫn cao, lãi suất cho vay giữa ngoại tệ với VND chưa phù hợp./.
Phát biểu trong buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/4 tại Hà Nội, Thủ tướng cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi xử lý kịp thời nhằm đưa dần lãi suất xuống thấp và tiếp tục triển khai lãi suất thỏa thuận phù hợp qui luật và thực tiễn.
Theo đó, Ngân hàng nhà nước phấn đấu đưa lãi suất huy động khoảng 10%/năm và cho vay 12-13%/năm, góp phần khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, trong đó các ngân hàng thương mại quốc doanh phải là nòng cốt huy động và cho vay, đồng thời kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán 20%.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các dự án kinh doanh có hiệu quả và các ngân hàng thương mại cho vay ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất; hạn chế cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích; kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ, thực hiện nghiêm các quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, tránh để xảy ra rủi ro...
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin chính thống, đặc biệt là về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và giá cả để định hướng dư luận, góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng cũng đã biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.
Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát gia tăng tiền tệ ở mức hợp lý, lãi suất và tỷ giá biến động phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo khả năng an toàn thanh toán hệ thống và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, quí 1 năm nay, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao (5,8%) và các vấn đề an sinh xã hội vẫn được đảm bảo nhưng lạm phát tăng khá cao, nhập siêu vẫn tăng 23%, cán cân thanh toán ngoại tệ giảm…
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 18 bao gồm các nhóm giải pháp chính là tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn hệ thống tài chính-ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.
Chỉ sau gần nửa tháng, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tích cực Nghị quyết này, tạo được sự đồng thuận xã hội, bước đầu đã phát huy được hiệu quả như Lãi suất ổn định, rõ ràng minh bạch, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát; tỷ giá cơ bản phù hợp theo thị trường; đảm bảo thanh khoản các ngân hàng và nền kinh tế…
Tuy nhiên, thời gian thực hiện Nghị quyết còn ngắn, mặt bằng lãi suất vẫn cao, lãi suất cho vay giữa ngoại tệ với VND chưa phù hợp./.
Thiện Thuật (Vietnam+)