Tin từ Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội ngày 19/5 cho biết Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận việc tiếp tục triển khai việc thí điểm nạo vét bùn tại hồ Hoàn Kiếm theo công nghệ của Cộng hòa Liên bang Đức.
Trước khi triển khai, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Công ty thoát nước Hà Nội chuẩn bị tốt các điều kiện về thiết bị, phương tiện, nhân lực, tổ chức thi công... để khi các chuyên gia từ Đức sang sẽ triển khai kịp thời việc lắp đặt thiết bị và tiến hành nạo vét và từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ điều khiển, vận hành thiết bị nạo vét .
Cuối năm 2009, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức điểm hút bùn ở 1.000m2 lòng hồ Hoàn Kiếm (chiếm khoảng 1% diện tích toàn hồ), ở khu vực từ đền Ngọc Sơn đến giáp đường Lê Thái Tổ theo công nghệ hút bùn của Cộng hòa Liên bang Đức và đã cho kết quả rất khả quan.
Các thiết bị nạo vét lúc đó đều được đưa từ Đức sang, với sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia Đức. Các chuyên gia đã xác định độ dày của tầng bùn, các thông số về cấu trúc, tính chất của tầng bùn, tầng đáy hồ, xác định các khu vực trong hồ.
Trên cơ sở đó, diện tích hồ được chia thành nhiều ô nhỏ để hút bùn nhằm không tạo sự thay đổi đột ngột cho môi trường sống của sinh vật trong hồ.
Nước của hồ Hoàn Kiếm được xử lý sau khi ép bùn bảo đảm độ trong, sau đó được kiểm nghiệm bảo đảm không gây ảnh hưởng đến hệ thủy sinh của hồ mới được dẫn trả lại hồ./.
Trước khi triển khai, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Công ty thoát nước Hà Nội chuẩn bị tốt các điều kiện về thiết bị, phương tiện, nhân lực, tổ chức thi công... để khi các chuyên gia từ Đức sang sẽ triển khai kịp thời việc lắp đặt thiết bị và tiến hành nạo vét và từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ điều khiển, vận hành thiết bị nạo vét .
Cuối năm 2009, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức điểm hút bùn ở 1.000m2 lòng hồ Hoàn Kiếm (chiếm khoảng 1% diện tích toàn hồ), ở khu vực từ đền Ngọc Sơn đến giáp đường Lê Thái Tổ theo công nghệ hút bùn của Cộng hòa Liên bang Đức và đã cho kết quả rất khả quan.
Các thiết bị nạo vét lúc đó đều được đưa từ Đức sang, với sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia Đức. Các chuyên gia đã xác định độ dày của tầng bùn, các thông số về cấu trúc, tính chất của tầng bùn, tầng đáy hồ, xác định các khu vực trong hồ.
Trên cơ sở đó, diện tích hồ được chia thành nhiều ô nhỏ để hút bùn nhằm không tạo sự thay đổi đột ngột cho môi trường sống của sinh vật trong hồ.
Nước của hồ Hoàn Kiếm được xử lý sau khi ép bùn bảo đảm độ trong, sau đó được kiểm nghiệm bảo đảm không gây ảnh hưởng đến hệ thủy sinh của hồ mới được dẫn trả lại hồ./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)