Ngày 10/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức họp báo công bố kết quả của cuộc họp cấp cao Ủy ban đánh giá và Xúc tiến hỗn hợp Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản.
Cuộc họp được tổ chức nhằm đánh giá tổng kết hai năm thực hiện Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 3.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đánh giá cao những kết quả đã thực hiện được trong giai đoạn 3 của Sáng kiến; đây là cơ sở quan trọng để tin tưởng việc thực hiện giai đoạn 4 của Sáng kiến sắp tới sẽ thành công hơn nữa.
Ông Tanizaki, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, với những kết quả khả quan đã đạt được trong giai đoạn 3 Sáng kiến.
Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất triển khai giai đoạn 4, điều này tiếp tục thể hiện sự quan tâm hợp tác của chính phủ hai nước. Việc tiếp tục thực hiện giai đoạn 4 góp phần xúc tiến đầu tư hơn nữa của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 3 được đại diện hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký ngày 28/11/2008 về việc tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại chính sách giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với các cơ quan Chính phủ Việt Nam.
Kế hoạch hành động của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 3 gồm 7 nhóm vấn đề với 37 hạng mục và 62 tiểu mục, liên quan đến một số vấn đề có tính trước mắt cũng như dài hạn, đó là thực thi chính sách, luật pháp về đầu tư; thuế, lao động, tiền lương, đình công; hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất ôtô; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, đường, cảng, truyền thông, giao thông đô thị.
Sau hai năm triển khai thực hiện kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 3, hai bên thống nhất đánh giá cao tinh thần hợp tác của mỗi bên. Về phía Việt Nam, các bộ, ngành và một số địa phương liên quan đã chủ động và tích cực phối hợp với phía Nhật Bản tổ chức các cuộc đối thoại chính sách để giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình đầu tư nhằm tiếp tục tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam.
Về phía Nhật Bản, đã đưa ra những khuyến nghị mang tính xây dựng; tích cực phối hợp với phía Việt Nam để thực hiện các nghiên cứu chung, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Theo kết quả đánh giá của Ủy ban Đánh giá Xúc tiến Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, trong tổng số 62 tiểu hạng mục nêu tại Kế hoạch hành động, có 50 hạng mục đã triển khai tốt và đúng tiến độ; 10 hàng mục đang triển khai nhưng chậm tiến độ và hai hạng mục không đánh giá là liên quan đến việc xây dựng chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam do các vấn đề này đã nằm trong nội dung hoạt động của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản (JAMA) và Bộ Công Thương.
Đến nay, trải qua 6 năm thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, có thể nói rằng về cơ bản Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản đã đạt được các mục tiêu đề ra.
Sự nỗ lực của các cơ quan Chính phủ của Việt Nam trong việc triển khai các Kế hoạch hành động sáng kiến chung qua các giai đoạn đã khẳng định đường lối và chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời, minh chứng cho chính sách kiên trì của Chính phủ trong việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam./.
Cuộc họp được tổ chức nhằm đánh giá tổng kết hai năm thực hiện Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 3.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đánh giá cao những kết quả đã thực hiện được trong giai đoạn 3 của Sáng kiến; đây là cơ sở quan trọng để tin tưởng việc thực hiện giai đoạn 4 của Sáng kiến sắp tới sẽ thành công hơn nữa.
Ông Tanizaki, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, với những kết quả khả quan đã đạt được trong giai đoạn 3 Sáng kiến.
Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất triển khai giai đoạn 4, điều này tiếp tục thể hiện sự quan tâm hợp tác của chính phủ hai nước. Việc tiếp tục thực hiện giai đoạn 4 góp phần xúc tiến đầu tư hơn nữa của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 3 được đại diện hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký ngày 28/11/2008 về việc tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại chính sách giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với các cơ quan Chính phủ Việt Nam.
Kế hoạch hành động của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 3 gồm 7 nhóm vấn đề với 37 hạng mục và 62 tiểu mục, liên quan đến một số vấn đề có tính trước mắt cũng như dài hạn, đó là thực thi chính sách, luật pháp về đầu tư; thuế, lao động, tiền lương, đình công; hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất ôtô; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, đường, cảng, truyền thông, giao thông đô thị.
Sau hai năm triển khai thực hiện kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 3, hai bên thống nhất đánh giá cao tinh thần hợp tác của mỗi bên. Về phía Việt Nam, các bộ, ngành và một số địa phương liên quan đã chủ động và tích cực phối hợp với phía Nhật Bản tổ chức các cuộc đối thoại chính sách để giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình đầu tư nhằm tiếp tục tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam.
Về phía Nhật Bản, đã đưa ra những khuyến nghị mang tính xây dựng; tích cực phối hợp với phía Việt Nam để thực hiện các nghiên cứu chung, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Theo kết quả đánh giá của Ủy ban Đánh giá Xúc tiến Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, trong tổng số 62 tiểu hạng mục nêu tại Kế hoạch hành động, có 50 hạng mục đã triển khai tốt và đúng tiến độ; 10 hàng mục đang triển khai nhưng chậm tiến độ và hai hạng mục không đánh giá là liên quan đến việc xây dựng chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam do các vấn đề này đã nằm trong nội dung hoạt động của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản (JAMA) và Bộ Công Thương.
Đến nay, trải qua 6 năm thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, có thể nói rằng về cơ bản Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản đã đạt được các mục tiêu đề ra.
Sự nỗ lực của các cơ quan Chính phủ của Việt Nam trong việc triển khai các Kế hoạch hành động sáng kiến chung qua các giai đoạn đã khẳng định đường lối và chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời, minh chứng cho chính sách kiên trì của Chính phủ trong việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)