Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ chính sách Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục gia hạn cho vay ngoại tệ ngắn hạn đối với doanh nghiệp xuất khẩu đến hết năm 2013 để tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp này.
Việc gia hạn này đã được Chính phủ đưa vào dự thảo nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, trong nội dung về tín dụng, dự thảo đề cập đến việc gia hạn cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với doanh nghiệp xuất khẩu đến hết ngày 31/12/2013.
Trước đó, ngày 8/3/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2012/TT-NHNN quy định về cho vay ngoại tệ theo hướng siết lại. Tại thời điểm đó, bất ngờ khi đối tượng bị siết lại chính là các doanh nghiệp xuất khẩu - những đối tượng có nguồn thu ngoại tệ, nguồn lực chính của nền kinh tế hiện nay.
Với thông tư này, khối doanh nghiệp xuất khẩu bị cắt đi cơ hội tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hơn rất nhiều so với vay nội tệ, trong khi chính họ là nguồn tái tạo ngoại tệ cho thị trường, hỗ trợ bình ổn tỷ giá trong thời gian qua.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 857, gia hạn cho vay ngoại tệ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đến ngày 31/12/2012.
Chính vì vậy, mới đây các hiệp hội ngành hàng (Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Cao su, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Da giày và Túi xách) đều kiến nghị Bộ Công thương có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước về việc kéo dài thời gian cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đến hết năm 2013.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), nhờ được vay ngoại tệ với lãi suất thấp, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể cân đối được tài chính, có khả năng thanh toán nợ ngân hàng và sản xuất xuất khẩu, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nếu không được vay ngoại tệ nữa doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội được vay ngoại tệ với lãi suất thấp sẽ gặp thêm nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu khả quan.
Tín dụng ngoại tệ thời gian qua được xem là một nguồn vốn rẻ, một giải pháp giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phòng thân trong bối cảnh khó khăn. Vay ngoại tệ lãi suất chỉ khoảng 5% - 7%/năm, trong khi vay VND phải từ 12-15%/năm. Chính nguồn tín dụng ngoại tệ đã giúp các doanh nghiệp có chi phí thấp hơn, có thêm sức cạnh tranh tốt hơn trong xuất khẩu.
Trong hơn một năm qua, tỷ giá USD/VND chỉ biến động trong khoảng +/-1%, thậm chí giảm nhẹ trong năm 2012 lại tạo thêm lợi ích kép (dù không quá lớn), nên vay ngoại tệ là một giải pháp thành công của doanh nghiệp xuất khẩu./.
Việc gia hạn này đã được Chính phủ đưa vào dự thảo nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, trong nội dung về tín dụng, dự thảo đề cập đến việc gia hạn cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với doanh nghiệp xuất khẩu đến hết ngày 31/12/2013.
Trước đó, ngày 8/3/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2012/TT-NHNN quy định về cho vay ngoại tệ theo hướng siết lại. Tại thời điểm đó, bất ngờ khi đối tượng bị siết lại chính là các doanh nghiệp xuất khẩu - những đối tượng có nguồn thu ngoại tệ, nguồn lực chính của nền kinh tế hiện nay.
Với thông tư này, khối doanh nghiệp xuất khẩu bị cắt đi cơ hội tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hơn rất nhiều so với vay nội tệ, trong khi chính họ là nguồn tái tạo ngoại tệ cho thị trường, hỗ trợ bình ổn tỷ giá trong thời gian qua.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 857, gia hạn cho vay ngoại tệ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đến ngày 31/12/2012.
Chính vì vậy, mới đây các hiệp hội ngành hàng (Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Cao su, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Da giày và Túi xách) đều kiến nghị Bộ Công thương có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước về việc kéo dài thời gian cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đến hết năm 2013.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), nhờ được vay ngoại tệ với lãi suất thấp, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể cân đối được tài chính, có khả năng thanh toán nợ ngân hàng và sản xuất xuất khẩu, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nếu không được vay ngoại tệ nữa doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội được vay ngoại tệ với lãi suất thấp sẽ gặp thêm nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu khả quan.
Tín dụng ngoại tệ thời gian qua được xem là một nguồn vốn rẻ, một giải pháp giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phòng thân trong bối cảnh khó khăn. Vay ngoại tệ lãi suất chỉ khoảng 5% - 7%/năm, trong khi vay VND phải từ 12-15%/năm. Chính nguồn tín dụng ngoại tệ đã giúp các doanh nghiệp có chi phí thấp hơn, có thêm sức cạnh tranh tốt hơn trong xuất khẩu.
Trong hơn một năm qua, tỷ giá USD/VND chỉ biến động trong khoảng +/-1%, thậm chí giảm nhẹ trong năm 2012 lại tạo thêm lợi ích kép (dù không quá lớn), nên vay ngoại tệ là một giải pháp thành công của doanh nghiệp xuất khẩu./.
Minh Thúy (Vietnam+)