Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động QH

Chiều 30/9, Ủy ban Thường vụ QH khóa XIII đã cho ý kiến về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Quốc hội.
Chiều 30/9, tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, cácđại biểu đã cho ý kiến về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của Quốc hội.

Việc xây dựng Đề án nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động củaQuốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đóng gópxứng đáng vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đây cũng là việc làm thiếtthực, góp phần chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các luật về tổchức bộ máy nhà nước.

Tờ trình về Đề án nêu rõ, đến nay hệ thống pháp luật Việt Nam đã hình thành,từng bước được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyềnvà quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội. Công tác giám sát được tăng cườngvới sự kết hợp của nhiều phương thức tổng hợp và sự phối hợp chặt chẽ của các cơquan, tổ chức, tập trung vào những vấn đề bức xúc, được dư luận đồng tình vàđánh giá cao.

Việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là về kinh tế-xãhội, ngân sách Nhà nước và công trình, dự án quan trọng quốc gia, ngày càng đượccải tiến, bám sát và từng bước đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Phươngthức hoạt động, chế độ làm việc được cải tiến theo hướng bảo đảm phát huy dânchủ, tăng tính chủ động, sáng tạo, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan…

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Quốc hội thời gian qua vẫn cònnhững hạn chế. Về xây dựng pháp luật, quy trình làm luật đã được cải tiến nhưngcòn chưa đồng bộ; hầu hết báo cáo đánh giá tác động của việc ban hành luật, pháplệnh còn đơn giản, chưa đạt yêu cầu…

Một số quy định về hoạt động giám sát còn thiếu cụ thể hoặc chưa phù hợp,nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kịp thời, nhất là việc tiếp thu kếtluận, giải quyết kiến nghị sau giám sát, quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối vớichức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, việc bảo đảm cho hoạt động giám sátcủa đại biểu Quốc hội còn nhiều bất cập… Việc quyết định các vấn đề quan trọngcủa đất nước, quy định pháp luật liên quan đến tiêu chí, quy trình, thủ tụcquyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có việc quyết định dựtoán ngân sách nhà nước, các công trình, dự án quan trọng quốc gia còn nhiều bấtcập…

Những đổi mới đề nghị triển khai thực hiện từ kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIIItập trung vào các nội dung như Tại kỳ họp Quốc hội, đổi mới việc chuẩn bị vàtrình bày tờ trình, báo cáo, dự án theo hướng tóm tắt nội dung và rút ngắn thờigian trình bày tại hội trường; đổi mới thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội cả vềnội dung và hình thức, đổi mới việc thảo luận tại phiên họp toàn thể theo hướngphát huy vai trò điều hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đổi mới theo hướng tiếp tụchoàn thiện thủ tục chất vấn theo nhóm vấn đề và thông báo trước để đại biểu Quốchội có thời gian chuẩn bị câu hỏi, dành toàn bộ thời gian tại Hội trường choviệc trả lời câu hỏi trực tiếp của đại biểu Quốc hội.

Đổi mới việc xây dựng các nghị quyết tại kỳ họp Quốc hội theo hướng trước kỳhọp, Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công cụ thể các cơ quan chịu trách nhiệm xâydựng dự thảo nghị quyết sẽ ban hành tại kỳ họp để bảo đảm sự chủ động và nângcao chất lượng chuẩn bị dự thảo nghị quyết.

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đổi mới tập trung vào 3 nội dung:việc chuẩn bị và quyết định dự kiến chương trình kỳ họp, phiên họp; cách thứctiến hành thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và việc ban hành kếtluận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tờ trình cũng nêu ra những kiến nghị đổi mớicần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong hoạt động lập pháp; hoạt động giámsát; việc quyết định các vấn đề quan trọng; hoạt động đối ngoại của Quốc hội...

Qua thảo luận, đa số đại biểu tán thành với nhiều nội dung được đề xuất trong Tờtrình, bao quát được các vấn đề cần phải đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, có những vấnđề nêu lên trong Đề án như việc đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấntại kỳ họp là những việc đã làm, thời gian tới tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn,chứ không phải là sự đổi mới nêu trong Đề án.

Cơ bản tán thành với nhiều nội dung nêu trong Đề án, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấnđề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai thấy rằng, trong Đề án thiếu hẳn một nộidung quy định về hoạt động và điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội chuyêntrách; đồng thời đề nghị ban soạn thảo Đề án cần bổ sung nội dung này.

Đại biểu cũngtán thành với việc đổi mới việc chuẩn bị và trình bày tờ trình, báo cáo, dự ántheo hướng tóm tắt nội dung và rút ngắn thời gian trình bày tại Hội trường,nhưng đề nghị việc tóm tắt nội dung phải giúp người đọc hiểu được đầy đủ, toàndiện nội dung văn bản.

Tán thành với quy định nghiêm túc thực hiện việc gửi tài liệu, đại biểu đềnghị cần nghiên cứu, tính toán để bảo đảm tính khả thi trong việc thực hiện quyđịnh này. Nêu lên những băn khoăn về hoạt động tiếp xúc cử tri, Chủ nhiệm Ủy banPháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị, cần nghiên cứu, cải tiến cách thứctổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, tránh hình thức, tạo điều kiện để mọi ngườidân có thể dự các cuộc tiếp xúc trước và sau kỳ họp Quốc hội.

Về nội dung mở rộng hoạt động giải trình tại Hội đồng, Ủy ban của Quốc hộitheo hướng tổ chức định kỳ, có ý kiến cho rằng không nên quy định định kỳ màphải tùy thuộc vào các vấn đề cần thiết giải trình, vì vậy chỉ nên quy địnhkhuyến khích, tăng cường là hợp lý.

Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Ksor Phước tán thành với việc đổi mới hoạt động lậppháp, trong đó đổi mới việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo hướnghoàn thiện cơ chế, bảo đảm thực hiện quyền trình dự án, kiến nghị về luật củađại biểu Quốc hội; quy định cụ thể quy trình, thủ tục và các nguồn lực để đạibiểu Quốc hội có thể thực hiện được quyền này. Các dự án được đưa vào chươngtrình phải có đánh giá tác động của việc ban hành luật và có nguồn lực bảo đảmviệc thi hành.

Về đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu đề nghị tiếp tụcđổi mới hoạt động trên cơ sở lựa chọn những vấn đề khó khăn, nghiêm trọng, bứcxúc trong đời sống xã hội; sau chất vấn Quốc hội ra nghị quyết không phải để quytrách nhiệm mà đặt vấn đề về nội dung công việc thông qua chất vấn./.

Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục