Chiều 14/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã làm việc với cán bộ chủ chốt của Văn phòng Trung ương Đảng.
Báo cáo của Văn phòng Trung ương nêu rõ, sau 4 năm thực hiện việc hợp nhất cơ quan theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X), Văn phòng Trung ương Đảng đã nhanh chóng củng cố kiện toàn tổ chức, sắp xếp, phân công cán bộ, triển khai thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của các đơn vị đi vào nền nếp, làm tốt việc tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo các hoạt động của Đảng, xây dựng cơ quan, đảng bộ và các đoàn thể trong đơn vị ngày càng trưởng thành, vững mạnh.
Văn phòng Trung ương đã tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trong thời gian tới, cán bộ Văn phòng Trung ương Đảng tiếp tục rèn luyện nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đổi mới tư duy, tác phong làm việc và phương pháp công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Công tác xây dựng Đảng bộ, cơ quan trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tâm huyết với công việc, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ được quan tâm chăm lo, nhằm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao.
Kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của Văn phòng Trung ương Đảng - cơ quan tham mưu giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội, nội chính; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng;... bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.
Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, Văn phòng Trung ương hiện có quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước đến nay, với 22 cơ quan, đơn vị đầu mối, hơn 2.500 cán bộ có trình độ chuyên môn, chất lượng cao, phong cách làm việc nền nếp, bài bản, là môi trường rất tốt để đào tạo cán bộ, nhiều cán bộ cấp cao của Đảng đã trưởng thành từ công tác văn phòng.
Về nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương trong nhiệm kỳ khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bối cảnh mới, bên cạnh những thuận lợi, còn có nhiều khó khăn, thách thức, đang đặt ra yêu cầu nhiệm vụ rất cao đối với toàn Đảng, toàn dân nói chung và Văn phòng Trung ương nói riêng. Điều này đòi hỏi Văn phòng Trung ương tiếp tục đổi mới, cải tiến hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Về công tác tham mưu, giúp việc Trung ương, Tổng Bí thư chỉ rõ: việc xây dựng và tổ chức chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải rất chọn lọc, chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng chương trình; đồng thời phải thường xuyên bám sát tình hình thực tế để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp. Văn phòng Trung ương cần nâng cao chất lượng công tác tham mưu sâu về nội dung thuộc các lĩnh vực kinh tế-xã hội, nội chính...; cần có cơ chế thu hút trí tuệ các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan hoạt động thực tiễn để tham gia công tác thẩm định, cũng như tham mưu, đề xuất.
Văn phòng Trung ương cần làm tốt vai trò là đầu mối phối hợp, điều hòa chương trình công tác của Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và hoạt động của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiếp tục nâng cao chất lượng soạn thảo, biên tập, chuẩn bị các báo cáo, kết luận, nghị quyết, chỉ thị sau các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cần được triển khai khẩn trương, rà roát kỹ trước khi trình ký, đảm bảo chính xác, chất lượng và kịp thời hơn.
Tại các Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Văn phòng Trung ương cần làm tốt công tác tổng hợp, chủ động đề xuất các nội dung cần tập trung thảo luận, tập hợp các ý kiến cần tiếp thu, giải trình, xây dựng dự thảo kết luận.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Văn phòng Trung ương quan tâm xử lý kịp thời; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các đơn thư gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo dõi, báo cáo kết quả giải quyết. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Văn phòng Trung ương cần gương mẫu chấp hành các quy chế, quy định pháp luật, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực..../.
Báo cáo của Văn phòng Trung ương nêu rõ, sau 4 năm thực hiện việc hợp nhất cơ quan theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X), Văn phòng Trung ương Đảng đã nhanh chóng củng cố kiện toàn tổ chức, sắp xếp, phân công cán bộ, triển khai thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của các đơn vị đi vào nền nếp, làm tốt việc tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo các hoạt động của Đảng, xây dựng cơ quan, đảng bộ và các đoàn thể trong đơn vị ngày càng trưởng thành, vững mạnh.
Văn phòng Trung ương đã tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trong thời gian tới, cán bộ Văn phòng Trung ương Đảng tiếp tục rèn luyện nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đổi mới tư duy, tác phong làm việc và phương pháp công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Công tác xây dựng Đảng bộ, cơ quan trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tâm huyết với công việc, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ được quan tâm chăm lo, nhằm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao.
Kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của Văn phòng Trung ương Đảng - cơ quan tham mưu giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội, nội chính; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng;... bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.
Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, Văn phòng Trung ương hiện có quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước đến nay, với 22 cơ quan, đơn vị đầu mối, hơn 2.500 cán bộ có trình độ chuyên môn, chất lượng cao, phong cách làm việc nền nếp, bài bản, là môi trường rất tốt để đào tạo cán bộ, nhiều cán bộ cấp cao của Đảng đã trưởng thành từ công tác văn phòng.
Về nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương trong nhiệm kỳ khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bối cảnh mới, bên cạnh những thuận lợi, còn có nhiều khó khăn, thách thức, đang đặt ra yêu cầu nhiệm vụ rất cao đối với toàn Đảng, toàn dân nói chung và Văn phòng Trung ương nói riêng. Điều này đòi hỏi Văn phòng Trung ương tiếp tục đổi mới, cải tiến hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Về công tác tham mưu, giúp việc Trung ương, Tổng Bí thư chỉ rõ: việc xây dựng và tổ chức chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải rất chọn lọc, chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng chương trình; đồng thời phải thường xuyên bám sát tình hình thực tế để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp. Văn phòng Trung ương cần nâng cao chất lượng công tác tham mưu sâu về nội dung thuộc các lĩnh vực kinh tế-xã hội, nội chính...; cần có cơ chế thu hút trí tuệ các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan hoạt động thực tiễn để tham gia công tác thẩm định, cũng như tham mưu, đề xuất.
Văn phòng Trung ương cần làm tốt vai trò là đầu mối phối hợp, điều hòa chương trình công tác của Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và hoạt động của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiếp tục nâng cao chất lượng soạn thảo, biên tập, chuẩn bị các báo cáo, kết luận, nghị quyết, chỉ thị sau các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cần được triển khai khẩn trương, rà roát kỹ trước khi trình ký, đảm bảo chính xác, chất lượng và kịp thời hơn.
Tại các Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Văn phòng Trung ương cần làm tốt công tác tổng hợp, chủ động đề xuất các nội dung cần tập trung thảo luận, tập hợp các ý kiến cần tiếp thu, giải trình, xây dựng dự thảo kết luận.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Văn phòng Trung ương quan tâm xử lý kịp thời; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các đơn thư gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo dõi, báo cáo kết quả giải quyết. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Văn phòng Trung ương cần gương mẫu chấp hành các quy chế, quy định pháp luật, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực..../.
Nguyễn Thị Sự-Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)