Tổ chức Đại học Pháp ngữ vừa phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển Pháp tổ chức lễ tổng kết 3 năm thực hiện Dự án “Ngày nghiên cứu sinh khoa học xã hội Đông Nam Á”.
Với chương trình này, các nghiên cứu sinh có thể giới thiệu đề tài luận án mình đang thực hiện trước các nhà nghiên cứu, các giảng viên và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trên cơ sở đó, các chuyên gia sẽ có ý kiến phản biện, góp ý để nghiên cứu sinh hoàn thiện hơn đề tài. Mỗi buổi thảo luận có sự tham gia của khoảng từ 50 đến 100 người.
Đây là chương trình được thực hiện từ sáng kiến của cá nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) từ năm 2008, tổ chức 3 tháng một lần. Mục tiêu ban đầu của dự án là tạo điều kiện cho các nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu, các giảng viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi về những chủ để khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng nhằm vận dụng kỹ năng của các nhà nghiên cứu trong khu vực và giảng viên nước ngoài để tham gia nhận xét các đề tài hoặc các buổi trao đổi về phương pháp luận.
Trong ba năm qua, chương trình đã tập trung được gần 1.000 người tham gia, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh và sinh viên các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Rất nhiều luận án đã được giới thiệu và là đề tài trao đổi, góp ý, thảo luận sôi nổi.
Hình thức tổ chức đơn giản nhưng dự án đã mang đến cho các nghiên cứu sinh những lời khuyên, ý tưởng để hoàn thiện luận án của họ và đặt nền tảng cho mạng lưới các nhà nghiên cứu khoa học xã hội tương lai trong khu vực./.
Với chương trình này, các nghiên cứu sinh có thể giới thiệu đề tài luận án mình đang thực hiện trước các nhà nghiên cứu, các giảng viên và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trên cơ sở đó, các chuyên gia sẽ có ý kiến phản biện, góp ý để nghiên cứu sinh hoàn thiện hơn đề tài. Mỗi buổi thảo luận có sự tham gia của khoảng từ 50 đến 100 người.
Đây là chương trình được thực hiện từ sáng kiến của cá nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) từ năm 2008, tổ chức 3 tháng một lần. Mục tiêu ban đầu của dự án là tạo điều kiện cho các nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu, các giảng viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi về những chủ để khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng nhằm vận dụng kỹ năng của các nhà nghiên cứu trong khu vực và giảng viên nước ngoài để tham gia nhận xét các đề tài hoặc các buổi trao đổi về phương pháp luận.
Trong ba năm qua, chương trình đã tập trung được gần 1.000 người tham gia, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh và sinh viên các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Rất nhiều luận án đã được giới thiệu và là đề tài trao đổi, góp ý, thảo luận sôi nổi.
Hình thức tổ chức đơn giản nhưng dự án đã mang đến cho các nghiên cứu sinh những lời khuyên, ý tưởng để hoàn thiện luận án của họ và đặt nền tảng cho mạng lưới các nhà nghiên cứu khoa học xã hội tương lai trong khu vực./.
Phạm Mai (Vietnam+)