Ông Hồ Bách Khoa, Trưởng Ban quản lý Khu Di tích Đại thi hào Nguyễn Du (Hà Tĩnh) cho biết ban quản lý Khu Di tích vừa tiếp nhận hai bộ sách quý “Đồng Khánh địa dư chí” và "Technique du peuple Annammite" (Kỹ thuật của người An Nam) do Trung tâm Viễn Đông bác cổ (EFEO) trao tặng.
Bộ sách “Đồng Khánh địa dư chí,” khổ 24cm x 33cm, với 4 ngôn ngữ Việt-Hán-Anh-Pháp. Trong đó, tập 1 và 2 có 2.099 trang khảo về địa dư và tập 3 là 300 bản đồ hành chính của các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, Bắc Bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bộ sách "Kỹ thuật của người An Nam,” khổ 24cm x 33cm, gồm 3 tập, với bốn ngôn ngữ Việt-Hán-Anh-Pháp.
Nội dung của hai bộ sách phần lớn là các hình vẽ mô tả kỹ thuật của người Việt về nghề lấy, chế biến, sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như kỹ thuật đánh cá, vận tải, hái lượm, kỹ thuật làm giấy, kim loại quý, gốm, sắt tây, thiếc, vũ khí, tre mây, chế biến cây quả, vải sợi, tơ lụa, lông, dạ, kỹ thuật làm đồ trang trí, điêu khắc tạc tượng, nghệ thuật nấu ăn, may mặc, xây dựng, nội thất, công cụ, dụng cụ.
Ngoài ra, bộ sách còn mô tả đời sống riêng và đời sống cộng đồng, như sinh hoạt cộng đồng, đời sống tình cảm, nhạc cụ, phép thuật, bói toán, trò chơi dân gian, đời sống ngoài phố, nghề bán rong...
Đây là 2 bộ sách đặc biệt quý, được xếp vào danh mục di sản thư tịch cổ Việt Nam về địa lý và khảo cứu học…Ngay sau khi tiếp nhận, Ban Quản lý khu di tích đã trưng bày, giới thiệu đến du khách thập phương khi về đây tham quan. Trước đó, Ban Quản lý Khu di tích cũng đã tiếp nhận bộ sách “Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm” gồm 15 cuốn. Nội dung ghi lại các văn bia các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ./.
Bộ sách “Đồng Khánh địa dư chí,” khổ 24cm x 33cm, với 4 ngôn ngữ Việt-Hán-Anh-Pháp. Trong đó, tập 1 và 2 có 2.099 trang khảo về địa dư và tập 3 là 300 bản đồ hành chính của các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, Bắc Bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bộ sách "Kỹ thuật của người An Nam,” khổ 24cm x 33cm, gồm 3 tập, với bốn ngôn ngữ Việt-Hán-Anh-Pháp.
Nội dung của hai bộ sách phần lớn là các hình vẽ mô tả kỹ thuật của người Việt về nghề lấy, chế biến, sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như kỹ thuật đánh cá, vận tải, hái lượm, kỹ thuật làm giấy, kim loại quý, gốm, sắt tây, thiếc, vũ khí, tre mây, chế biến cây quả, vải sợi, tơ lụa, lông, dạ, kỹ thuật làm đồ trang trí, điêu khắc tạc tượng, nghệ thuật nấu ăn, may mặc, xây dựng, nội thất, công cụ, dụng cụ.
Ngoài ra, bộ sách còn mô tả đời sống riêng và đời sống cộng đồng, như sinh hoạt cộng đồng, đời sống tình cảm, nhạc cụ, phép thuật, bói toán, trò chơi dân gian, đời sống ngoài phố, nghề bán rong...
Đây là 2 bộ sách đặc biệt quý, được xếp vào danh mục di sản thư tịch cổ Việt Nam về địa lý và khảo cứu học…Ngay sau khi tiếp nhận, Ban Quản lý khu di tích đã trưng bày, giới thiệu đến du khách thập phương khi về đây tham quan. Trước đó, Ban Quản lý Khu di tích cũng đã tiếp nhận bộ sách “Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm” gồm 15 cuốn. Nội dung ghi lại các văn bia các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ./.
Công Tường (TTXVN/Vietnam+)