Trong hai ngày 15 và 16/6, tại thành phố Nha Trang, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo “Nghèo đa chiều” để giới thiệu kết quả của đoàn công tác Việt Nam sang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm đo lường nghèo của Mexico, qua đó tham khảo để xây dựng, định hướng giảm nghèo theo phương pháp này tại Việt Nam.
Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu đại diện cho các ngành, cơ quan Trung ương, chính quyền một số tỉnh, thành và các tổ chức quốc tế.
Mexico là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Trung Mỹ, với nền kinh tế thị trường hỗn hợp và được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trên trung bình, đạt trên 9.700 USD/người/năm. Mexico đã áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều, đó là ngoài nhu cầu kinh tế (mức thu nhập), còn có các đánh giá khác về nhu cầu y tế, giáo dục, môi trường sống, nhà ở và bảo hiểm xã hội của người nghèo.
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp cận đo lường nghèo bằng thu nhập hoặc chi tiêu trung bình tính trên từng người, do đó các chính sách trợ giúp giảm nghèo chưa bao quát hết những nhu cầu chính yếu của người nghèo.
Được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc, cuối tháng 4/2013, Việt Nam đã cử đoàn công tác gồm 12 thành viên đại diện nhiều cơ quan, ngành ở Trung ương sang Mexico để khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm về thực hiện phương pháp nghèo đa chiều.
Hội thảo cho rằng, mặc dù chưa tiếp cận theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều, nhưng thực tế các chính sách trợ giúp người nghèo của Việt Nam đã mang tính bao quát, nhiều mặt, tạo động lực thoát nghèo cao hơn.
Tuy vậy, phương pháp đánh giá nghèo đa chiều của Mexico đã thiết lập được chính sách hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng nghèo; bộ máy phát triển xã hội, giảm nghèo mang tính minh bạch; cách tiếp cận giải quyết nghèo đói dựa trên quan điểm phát triển xã hội chứ không đơn thuần là trợ cấp xã hội; việc xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý đối tượng nghèo khá toàn diện... là những vấn đề Việt Nam cần học tập, áp dụng.
Hội thảo đã đưa ra đề xuất cần thiết nghiên cứu và từng bước áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá tác động mà Mexico đang tiến hành, làm cơ sở để điều chỉnh hoặc ban hành mới các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 trở đi./.
Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu đại diện cho các ngành, cơ quan Trung ương, chính quyền một số tỉnh, thành và các tổ chức quốc tế.
Mexico là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Trung Mỹ, với nền kinh tế thị trường hỗn hợp và được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trên trung bình, đạt trên 9.700 USD/người/năm. Mexico đã áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều, đó là ngoài nhu cầu kinh tế (mức thu nhập), còn có các đánh giá khác về nhu cầu y tế, giáo dục, môi trường sống, nhà ở và bảo hiểm xã hội của người nghèo.
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp cận đo lường nghèo bằng thu nhập hoặc chi tiêu trung bình tính trên từng người, do đó các chính sách trợ giúp giảm nghèo chưa bao quát hết những nhu cầu chính yếu của người nghèo.
Được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc, cuối tháng 4/2013, Việt Nam đã cử đoàn công tác gồm 12 thành viên đại diện nhiều cơ quan, ngành ở Trung ương sang Mexico để khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm về thực hiện phương pháp nghèo đa chiều.
Hội thảo cho rằng, mặc dù chưa tiếp cận theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều, nhưng thực tế các chính sách trợ giúp người nghèo của Việt Nam đã mang tính bao quát, nhiều mặt, tạo động lực thoát nghèo cao hơn.
Tuy vậy, phương pháp đánh giá nghèo đa chiều của Mexico đã thiết lập được chính sách hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng nghèo; bộ máy phát triển xã hội, giảm nghèo mang tính minh bạch; cách tiếp cận giải quyết nghèo đói dựa trên quan điểm phát triển xã hội chứ không đơn thuần là trợ cấp xã hội; việc xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý đối tượng nghèo khá toàn diện... là những vấn đề Việt Nam cần học tập, áp dụng.
Hội thảo đã đưa ra đề xuất cần thiết nghiên cứu và từng bước áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá tác động mà Mexico đang tiến hành, làm cơ sở để điều chỉnh hoặc ban hành mới các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 trở đi./.
Tiên Minh (TTXVN)