Tỉnh Tiền Giang xác định sơri Gò Công là một trong bảy chủng loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của địa phương.
Hiện diện tích vùng chuyên canh đạt gần 300ha cho sản lượng mỗi năm trên 6.000 tấn quả. Trong năm năm tới, từ năm 2010-2015, tỉnh có kế hoạch mở rộng vùng chuyên canh lên 2.000ha tập trung tại các địa bàn trọng điểm như Tân Đông, Long Thuận ở thị xã Gò Công; Bình Nghị, Bình Ân, Kiểng Phước ở Gò Công Đông.
Ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang cho biết tỉnh Tiền Giang tập trung ứng dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP; hỗ trợ nông dân vùng chuyên canh về vốn và khoa học kỹ thuật nông nghiệp; vận động nông gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn đúng; kiện toàn và củng cố nâng chất lượng mạng lưới hợp tác xã chuyên canh sơri gắn với liên kết "bốn nhà."
Trong giai đoạn 2007-2010, tỉnh triển khai Chương trình hỗ trợ toàn diện cây sơri đặc sản vùng đất nhiễm mặn Gò Công với nhiều nội dung như qui hoạch vùng chuyên canh hàng hóa, nghiên cứu hệ thống canh tác, khảo nghiệm tuyển chọn và nhân những giống sơri chất lượng tốt.
Đồng thời, Chương trình cũng áp dụng qui trình canh tác theo hướng GAP, ứng dụng biện pháp khoa học để bảo quản trước, trong và sau thu hoạch; hình thành các hợp tác xã và hỗ trợ xúc tiến thương mại...
Theo ông Nguyễn Văn Châu, Chương trình đã đạt được những kết quả tốt, tạo sự chuyển biến cho toàn vùng chuyên canh, thay đổi tư duy và nhận thức người dân, qua đó giúp khôi phục và phát triển bền vững trái sơri - một đặc sản có tiếng của tỉnh Tiền Giang đang khẳng định được vị thế trên thị trường trong ngoài nước./.
Hiện diện tích vùng chuyên canh đạt gần 300ha cho sản lượng mỗi năm trên 6.000 tấn quả. Trong năm năm tới, từ năm 2010-2015, tỉnh có kế hoạch mở rộng vùng chuyên canh lên 2.000ha tập trung tại các địa bàn trọng điểm như Tân Đông, Long Thuận ở thị xã Gò Công; Bình Nghị, Bình Ân, Kiểng Phước ở Gò Công Đông.
Ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang cho biết tỉnh Tiền Giang tập trung ứng dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP; hỗ trợ nông dân vùng chuyên canh về vốn và khoa học kỹ thuật nông nghiệp; vận động nông gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn đúng; kiện toàn và củng cố nâng chất lượng mạng lưới hợp tác xã chuyên canh sơri gắn với liên kết "bốn nhà."
Trong giai đoạn 2007-2010, tỉnh triển khai Chương trình hỗ trợ toàn diện cây sơri đặc sản vùng đất nhiễm mặn Gò Công với nhiều nội dung như qui hoạch vùng chuyên canh hàng hóa, nghiên cứu hệ thống canh tác, khảo nghiệm tuyển chọn và nhân những giống sơri chất lượng tốt.
Đồng thời, Chương trình cũng áp dụng qui trình canh tác theo hướng GAP, ứng dụng biện pháp khoa học để bảo quản trước, trong và sau thu hoạch; hình thành các hợp tác xã và hỗ trợ xúc tiến thương mại...
Theo ông Nguyễn Văn Châu, Chương trình đã đạt được những kết quả tốt, tạo sự chuyển biến cho toàn vùng chuyên canh, thay đổi tư duy và nhận thức người dân, qua đó giúp khôi phục và phát triển bền vững trái sơri - một đặc sản có tiếng của tỉnh Tiền Giang đang khẳng định được vị thế trên thị trường trong ngoài nước./.
Minh Trí (TTXVN/Vietnam+)