Để nâng cao hiệu quả phòng chống bão tố, xâm thực và biến đổi khí hậu, bảo vệ trên 37.000ha đất canh tác khu vực duyên hải Gò Công, tỉnh Tiền Giang đang tập trung nâng cấp và gia cố đoạn xung yếu của đê biển Gò Công qua địa phận các xã Tân Điền và Tân Thành, huyện Gò Công Đông với tổng kinh phí 30 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, địa phương thi công nhiều hạng mục quan trọng: xử lý 600m đê bị sạt lở do sóng biển tấn công, kè ximăng 500m đê bắc cống Rạch Bùn, thi công hai tuyến đê nhánh bắc và nam kênh Trần Văn Dõng dẫn vào cống Rạch Bùn cùng một số công trình phụ trợ khác.
Đoạn xung yếu của đê biển Gò Công dài khoảng 3km lâu nay bị xâm thực mạnh bởi sóng gió và tác nhân biến đổi khí hậu làm mất toàn bộ đai rừng phòng hộ bảo vệ đê phía ngoài biển và đang có nguy cơ mất an toàn rất lớn vào mùa mưa bão hàng năm.
Ông Pháp cho biết do sạt lở và thiếu rừng phòng hộ bảo vệ, tuyến đê xung yếu này không giữ được đã phải nhiều lần dời sâu vào trong đất liền và hiện cách tuyến đê cũ đã bị sóng biển phá hoại hàng kilômét. Việc đầu tư gia cố, nâng cấp là công việc giải quyết tình thế trước mắt. Để bảo vệ đê một cách bền vững, địa phương đang lập dự án gây bồi đoạn xung yếu tiến tới trồng rừng, tái tạo “lá chắn xanh” rừng phòng hộ cho đê biển trong tương lai với kinh phí ước tính hàng trăm tỷ đồng./.
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, địa phương thi công nhiều hạng mục quan trọng: xử lý 600m đê bị sạt lở do sóng biển tấn công, kè ximăng 500m đê bắc cống Rạch Bùn, thi công hai tuyến đê nhánh bắc và nam kênh Trần Văn Dõng dẫn vào cống Rạch Bùn cùng một số công trình phụ trợ khác.
Đoạn xung yếu của đê biển Gò Công dài khoảng 3km lâu nay bị xâm thực mạnh bởi sóng gió và tác nhân biến đổi khí hậu làm mất toàn bộ đai rừng phòng hộ bảo vệ đê phía ngoài biển và đang có nguy cơ mất an toàn rất lớn vào mùa mưa bão hàng năm.
Ông Pháp cho biết do sạt lở và thiếu rừng phòng hộ bảo vệ, tuyến đê xung yếu này không giữ được đã phải nhiều lần dời sâu vào trong đất liền và hiện cách tuyến đê cũ đã bị sóng biển phá hoại hàng kilômét. Việc đầu tư gia cố, nâng cấp là công việc giải quyết tình thế trước mắt. Để bảo vệ đê một cách bền vững, địa phương đang lập dự án gây bồi đoạn xung yếu tiến tới trồng rừng, tái tạo “lá chắn xanh” rừng phòng hộ cho đê biển trong tương lai với kinh phí ước tính hàng trăm tỷ đồng./.
Minh Trí (TTXVN)