Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết tỉnh đầu tư gần 760 tỷ đồng xây dựng hai vùng chuyên canh vú sữa lò rèn Vĩnh Kim tại huyện Châu Thành và Cai Lậy cùng thanh long tại huyện Chợ Gạo, nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
Kinh phí trên được tỉnh tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ vùng chuyên canh bao gồm thủy lợi, giao thông, điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, trại sản xuất và cung ứng cây con giống tốt, chất lượng cao, nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm...
Mặt khác, Tiền Giang đã mở rộng diện tích vú sữa lò rèn Vĩnh Kim từ 3.900ha hiện nay lên trên 5.000ha và thanh long Chợ Gạo từ khoảng 3.000ha hiện nay lên 4.600ha vào năm 2015.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng hình thành các tổ hợp tác và hợp tác xã để thu mua, tiêu thụ nông sản hàng hóa của nhân dân. Đối với hộ dân, tỉnh tăng cường chuyển giao kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP cho ra những nông sản sạch, thân thiện môi trường, truy xuất được nguồn gốc, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của trái vú sữa lò rèn Vĩnh Kim và thanh long Chợ Gạo trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong số đó, có chương trình “Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phát triển 100ha thanh long Chợ Gạo” do Sở Khoa học-Công nghệ chuyển giao quy trình trồng theo tiêu chí VietGAP ở Quơn Long; thí điểm trồng thanh long VietGAP tại Mỹ Tịnh An và Lương Hòa Lạc... Qua chương trình này, đã có hợp tác trồng thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc) và hợp tác Quơn Long (xã Quơn Long) được công nhận đạt tiêu chí VietGAP trên tổng diện tích gần 40ha thanh long.
Với diện tích vú sữa lò rèn Vĩnh Kim hiện có khoảng 3.900ha và thanh long Chợ Gạo gần 3.000ha, hàng năm, Tiền Giang đạt sản lượng trên 65.000 tấn quả vú sữa lò rèn và trên 43.000 tấn quả thanh long.
Với mức lợi nhuận đạt từ 100 đến 200 triệu đồng/ha/năm, thậm chí có những nông hộ thâm canh giỏi có thể đạt lợi nhuận đến gần 500 triệu đồng/ha/năm đang tạo động lực cho nông dân các vùng chuyên canh trên phát huy tiềm năng kinh tế vườn, tạo thêm động lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
Kinh phí trên được tỉnh tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ vùng chuyên canh bao gồm thủy lợi, giao thông, điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, trại sản xuất và cung ứng cây con giống tốt, chất lượng cao, nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm...
Mặt khác, Tiền Giang đã mở rộng diện tích vú sữa lò rèn Vĩnh Kim từ 3.900ha hiện nay lên trên 5.000ha và thanh long Chợ Gạo từ khoảng 3.000ha hiện nay lên 4.600ha vào năm 2015.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng hình thành các tổ hợp tác và hợp tác xã để thu mua, tiêu thụ nông sản hàng hóa của nhân dân. Đối với hộ dân, tỉnh tăng cường chuyển giao kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP cho ra những nông sản sạch, thân thiện môi trường, truy xuất được nguồn gốc, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của trái vú sữa lò rèn Vĩnh Kim và thanh long Chợ Gạo trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong số đó, có chương trình “Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phát triển 100ha thanh long Chợ Gạo” do Sở Khoa học-Công nghệ chuyển giao quy trình trồng theo tiêu chí VietGAP ở Quơn Long; thí điểm trồng thanh long VietGAP tại Mỹ Tịnh An và Lương Hòa Lạc... Qua chương trình này, đã có hợp tác trồng thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc) và hợp tác Quơn Long (xã Quơn Long) được công nhận đạt tiêu chí VietGAP trên tổng diện tích gần 40ha thanh long.
Với diện tích vú sữa lò rèn Vĩnh Kim hiện có khoảng 3.900ha và thanh long Chợ Gạo gần 3.000ha, hàng năm, Tiền Giang đạt sản lượng trên 65.000 tấn quả vú sữa lò rèn và trên 43.000 tấn quả thanh long.
Với mức lợi nhuận đạt từ 100 đến 200 triệu đồng/ha/năm, thậm chí có những nông hộ thâm canh giỏi có thể đạt lợi nhuận đến gần 500 triệu đồng/ha/năm đang tạo động lực cho nông dân các vùng chuyên canh trên phát huy tiềm năng kinh tế vườn, tạo thêm động lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
Minh Trí (TTXVN)