Các nhà khoa học Australia đã tiến gần hơn tới việc chế tạo mắt sinh học cho người, sau khi thử cấy ghép thành công mắt sinh học nhân tạo cho mèo.
Hãng truyền thông quốc gia Australia (ABC) ngày 26/2 dẫn lời Phó Giáo sư Michael Ibbotson, thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), người phụ trách cuộc nghiên cứu, cho biết cuộc thử nghiệm cấy ghép mắt nhân tạo cho mèo đã thành công ngoài mong đợi.
Các nhà khoa học chọn mèo vì loài này có hệ thống thị giác tương tự loài người và nhãn cầu trong mắt mèo có kích cỡ rất giống với nhãn cầu mắt người.
Tại phòng thí nghiệm của ANU, ông Ibbotson và các cộng sự đã cấy ghép các điện cực vào mắt mèo nhân tạo và thấy hình ảnh trong mắt đã được chuyển tới óc.
Khi nhóm các nhà khoa học thuộc Tổ chức Thị lực Sinh học Australia thực hiện thí nghiệm, kết quả cho thấy không chỉ các kích thích điện tử được truyền lên óc mà họa tiết được họ đưa vào võng mạc cũng xuất hiện trong óc mèo. Thậm chí các họa tiết được óc ghi nhận giống như hình ảnh trên võng mạc.
Theo Phó Giáo sư Ibbotson, những kỹ thuật mới nhất nói trên được phát triển nhằm chế tạo mắt sinh học nhân tạo cho con người. Ông cho hay kết quả thử nghiệm trên mèo rất "tuyệt vời."
Đáng chú ý là trong các cuộc thử nghiệm, những điều được mắt thu nhận đã được truyền lên óc và được óc ghi nhận. Ông bày tỏ tin tưởng sẽ đạt được kết quả tương tự với con người.
Các nhà nghiên cứu hy vọng tới năm 2013 sẽ cấy ghép thành công mắt sinh học nhân tạo đầu tiên trên thế giới giúp người được cấy ghép nhìn thấy sự chuyển động trước mắt. Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng trong tương lai, những người được cấy ghép có thể đọc chữ và xem hình ảnh.
Trước đây, các nhà khoa học Australia đã phát triển thành công tai nhân tạo bằng kỹ thuật cấy ghép ốc tai, một bộ phận hình xoắn ốc nằm trong tai có nhiều đầu dây thần kinh./.
Hãng truyền thông quốc gia Australia (ABC) ngày 26/2 dẫn lời Phó Giáo sư Michael Ibbotson, thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), người phụ trách cuộc nghiên cứu, cho biết cuộc thử nghiệm cấy ghép mắt nhân tạo cho mèo đã thành công ngoài mong đợi.
Các nhà khoa học chọn mèo vì loài này có hệ thống thị giác tương tự loài người và nhãn cầu trong mắt mèo có kích cỡ rất giống với nhãn cầu mắt người.
Tại phòng thí nghiệm của ANU, ông Ibbotson và các cộng sự đã cấy ghép các điện cực vào mắt mèo nhân tạo và thấy hình ảnh trong mắt đã được chuyển tới óc.
Khi nhóm các nhà khoa học thuộc Tổ chức Thị lực Sinh học Australia thực hiện thí nghiệm, kết quả cho thấy không chỉ các kích thích điện tử được truyền lên óc mà họa tiết được họ đưa vào võng mạc cũng xuất hiện trong óc mèo. Thậm chí các họa tiết được óc ghi nhận giống như hình ảnh trên võng mạc.
Theo Phó Giáo sư Ibbotson, những kỹ thuật mới nhất nói trên được phát triển nhằm chế tạo mắt sinh học nhân tạo cho con người. Ông cho hay kết quả thử nghiệm trên mèo rất "tuyệt vời."
Đáng chú ý là trong các cuộc thử nghiệm, những điều được mắt thu nhận đã được truyền lên óc và được óc ghi nhận. Ông bày tỏ tin tưởng sẽ đạt được kết quả tương tự với con người.
Các nhà nghiên cứu hy vọng tới năm 2013 sẽ cấy ghép thành công mắt sinh học nhân tạo đầu tiên trên thế giới giúp người được cấy ghép nhìn thấy sự chuyển động trước mắt. Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng trong tương lai, những người được cấy ghép có thể đọc chữ và xem hình ảnh.
Trước đây, các nhà khoa học Australia đã phát triển thành công tai nhân tạo bằng kỹ thuật cấy ghép ốc tai, một bộ phận hình xoắn ốc nằm trong tai có nhiều đầu dây thần kinh./.
(TTXVN/Vietnam+)