Các doanh nhân Ấn Độ có thể đổ lỗi cho chính phủ đã điều hành yếu kém khiến đồng Rupee bị rớt giá kỷ lục.
Nhưng một pháp sư Hindu đã có một lý giải khác khi cho rằng biểu tượng mới của đồng Rupee đã mang tới điềm gở.
Rajkumar Jhanjhari, một bậc thầy về thuyết vastu shatra của Hindu giáo, đã kêu gọi thiết kế lại đồng tiền. Bởi theo ông, một đường thẳng có trong biểu tượng đã "cắt cổ" đồng Rupee và gây nên nguy cơ suy thoái tài chính.
Biểu tượng đồng Rupee – được công bố hồi năm 2010 khi nền kinh tế Ấn Độ đang tăng trưởng tốt - lấy cảm hứng từ chữ R trong bảng chữ cái La Mã và chữ Ra trong hệ chữ Devanagari cổ của tiếng Hindi.
"Ấn Độ đã cố gắng chống lại được cuộc suy thoái toàn cầu hồi năm 2009, trước khi biểu tượng này xuất hiện. Người ta phải tự hỏi vì sao tốc độ tăng trưởng của chúng ta lại bị trừng phạt trong giai đoạn hiện nay, trước khi đưa ra những lời kêu gọi vớ vẩn về việc thay đổi biểu tượng," Jhanjhari nói với tờ Hindustan Times.
Dữ liệu công bố hôm 31/5 cho thấy nền kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng có 5,3% trong quý 1/2012. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong gần một thập kỷ, đẩy đồng rupee xuống thấp so với đồng USD.
Trong 12 tháng qua, Rupee đã mất 1/5 giá trị so với đồng tiền của Mỹ.
Jhanjhari, người sống ở thành phố Guwahati, đã đưa ra các khuyến cáo thay đổi thiết kế đồng Rupee, được ông cho là có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế. Người đàn ông 50 tuổi nói rằng ông đã viết thư cho thủ tướng và đưa ra các đề nghị hồi cuối năm ngoái. Các bản sao của bức thư cũng được gửi tới bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương.
Giống như phong thủy của Trung Quốc, vastu shastra là một hệ thống thiết kế không gian trong tín ngưỡng Hindu nhằm tăng cường sức khỏe và sự may mắn, thông qua việc sắp đặt để một tòa nhà hoặc các công trình kiến trúc thẳng hàng với các sức mạnh tự nhiên.
Nhà thiết kế đồng Rupee hiện nay, sinh viên Udaya Kumar, nói rằng sự thay đổi sẽ phụ thuộc vào chính phủ. "Thẳng thắn mà nói, tôi chẳng biết phải giải thích thế nào," anh cho tờ báo biết. Khi giới thiệu biểu tượng đồng rupee mới, Bộ trưởng Thông tin Ambika Soni từng nhận xét sự kiện sẽ đánh dấu sự xuất hiện của một đồng tiền Ấn Độ đầy sự "mạnh mẽ"./.
Nhưng một pháp sư Hindu đã có một lý giải khác khi cho rằng biểu tượng mới của đồng Rupee đã mang tới điềm gở.
Rajkumar Jhanjhari, một bậc thầy về thuyết vastu shatra của Hindu giáo, đã kêu gọi thiết kế lại đồng tiền. Bởi theo ông, một đường thẳng có trong biểu tượng đã "cắt cổ" đồng Rupee và gây nên nguy cơ suy thoái tài chính.
Biểu tượng đồng Rupee – được công bố hồi năm 2010 khi nền kinh tế Ấn Độ đang tăng trưởng tốt - lấy cảm hứng từ chữ R trong bảng chữ cái La Mã và chữ Ra trong hệ chữ Devanagari cổ của tiếng Hindi.
"Ấn Độ đã cố gắng chống lại được cuộc suy thoái toàn cầu hồi năm 2009, trước khi biểu tượng này xuất hiện. Người ta phải tự hỏi vì sao tốc độ tăng trưởng của chúng ta lại bị trừng phạt trong giai đoạn hiện nay, trước khi đưa ra những lời kêu gọi vớ vẩn về việc thay đổi biểu tượng," Jhanjhari nói với tờ Hindustan Times.
Dữ liệu công bố hôm 31/5 cho thấy nền kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng có 5,3% trong quý 1/2012. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong gần một thập kỷ, đẩy đồng rupee xuống thấp so với đồng USD.
Trong 12 tháng qua, Rupee đã mất 1/5 giá trị so với đồng tiền của Mỹ.
Jhanjhari, người sống ở thành phố Guwahati, đã đưa ra các khuyến cáo thay đổi thiết kế đồng Rupee, được ông cho là có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế. Người đàn ông 50 tuổi nói rằng ông đã viết thư cho thủ tướng và đưa ra các đề nghị hồi cuối năm ngoái. Các bản sao của bức thư cũng được gửi tới bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương.
Giống như phong thủy của Trung Quốc, vastu shastra là một hệ thống thiết kế không gian trong tín ngưỡng Hindu nhằm tăng cường sức khỏe và sự may mắn, thông qua việc sắp đặt để một tòa nhà hoặc các công trình kiến trúc thẳng hàng với các sức mạnh tự nhiên.
Nhà thiết kế đồng Rupee hiện nay, sinh viên Udaya Kumar, nói rằng sự thay đổi sẽ phụ thuộc vào chính phủ. "Thẳng thắn mà nói, tôi chẳng biết phải giải thích thế nào," anh cho tờ báo biết. Khi giới thiệu biểu tượng đồng rupee mới, Bộ trưởng Thông tin Ambika Soni từng nhận xét sự kiện sẽ đánh dấu sự xuất hiện của một đồng tiền Ấn Độ đầy sự "mạnh mẽ"./.
Linh Vũ (Vietnam+)