Sau các loại thực phẩm như giá đỗ, rau quả tươi, thịt…giờ lại đến cá biển tươi, đông lạnh qua kiểm tra cũng thấy một số chỉ tiêu vượt mức an toàn cho phép.
Dù mới ở mức thấp nhưng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, nguy cơ vẫn đang rình rập từ nhiều phía, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt và đồng bộ.
Nguy cơ cao
Tại cuộc họp giao ban về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 19/10, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nguyễn Như Tiệp cho biết, qua phân tích 90 mẫu cá tại tàu cá, cảng cá, bến cá và các chợ bán buôn, bán lẻ thủy sản cho thấy vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cao về an toàn thực phẩm.
Theo kết quả phân tích, 54/60 mẫu cá biển có urê nhưng ở mức thấp (nằm trong khoảng 10-125 ppm), khả năng là urê nội sinh. Mức phát hiện trong các mẫu cá này không có sự sai khác đáng kể giữa các vị trí lẫy mẫu tại tàu, cảng, chợ bán buôn, bán lẻ. Vì vậy không có bằng chứng về việc người dân lạm dụng các hóa chất urê để bảo quản sản phẩm cá biển.
Đối với chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật (E.Coli và Salmonella) cho thấy có 19% mẫu cá biển nhiễm E.Coli vượt quá chỉ tiêu cho phép, và 30% nhiễm Salmonella, trong đó hầu hết các mẫu nhiễm được phát hiện tại các chợ bán lẻ. “Việc này chứng tỏ điều kiện vệ sinh tại khâu vận chuyển đến nơi bán lẻ và bảo quản, bày bán tại khâu bán lẻ rất không đảm bảo,” ông Nguyễn Như Tiệp nhận định.
Điều đáng lo ngại là có tới 14/45 mẫu (chiếm 31%) chỉ tiêu Histamine (gây ngộ độc thực phẩm vì rất bền nhiệt) vượt mức cho phép đối với mẫu cá biển. Theo cơ quan chức năng, dù mức vượt chỉ tiêu không cao và chưa đến mức gây nguy hiểm cho người tiêu dùng nhưng cũng cần phải tiếp tục kiểm tra và cảnh báo, cũng như đưa ra hướng dẫn điều chỉnh đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ hàng thủy sản.
Không chỉ liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá biển, đông lạnh mà trong tháng 9, 10 các cơ quan chức năng cũng chủ động thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm măng và bò khô. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, phân tích 50 mẫu măng (27 mẫu măng khô, 21 mẫu măng tươi, măng chua và 2 mẫu măng ớt) cho thấy, chỉ tiêu về kim loại nặng đều dưới mức cho phép nhiều lần. Tuy nhiên đối với 27 mẫu măng khô (100%) có thấy chứa lưu huỳnh từ 20- 480 ppm.
Ông Hồng cũng khuyến cáo là không nên ăn măng tươi sống bởi hiện nay Việt Nam chưa có quy định mức chỉ tiêu đối với các chất sấy và bảo quản măng như lưu huỳnh, sunfite, cyanide.
Ông Nguyễn Xuân Hồng cũng đề xuất: các Viện nghiên cứu và Cục chế biến cần quan tâm hơn tới vấn đề này; đồng thời khẩn trương nghiên cứu đưa ra mức an toàn, quy định sấy không để ô nhiễm môi trường. Theo ông Hồng, người tiêu dùng Việt Nam hiện có quan niệm cứ thấy dùng hóa chất là không tốt, trong khi thế giới sử dụng phổ biến để bảo quản và nâng cao chất lượng nông sản. “Hiện Việt Nam gần như không có loại thuốc nào xử lý sau thu hoạch đối với hàng nông sản,” ông Hồng cho biết.
Kiểm soát theo chuỗi
Cũng trong thời gian từ 11/9 đến 10/10, Cục Bảo vệ thực vật đã phát hiện có 2/182 mẫu rau, quả tươi nhập khẩu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hai mẫu vi phạm là quả lựu tại cửa khẩu Kim Thành , tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng không nên chỉ chú trọng tới việc kiểm soát tại cửa khẩu biên giới mà phải kiểm tra cả thị trường nội địa, nhất là đối với dư lượng chất bảo quản đối với hoa quả tươi.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, các đơn vị chuyên ngành cần tiếp tục triển khai quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi. Có thể kiểm tra xử lý đối với sản phẩm cụ thể như: măng, hải sản và bò khô như trong tháng 9 vừa qua, nhưng cần phối hợp với các địa phương để có thể kiểm tra được diện rộng hơn và nắm được bức tranh tổng thể. Ba đơn vị là Tổng cục Thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y cơ quan báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổng hợp lại những vấn đề trọng tâm, những vùng nguy cơ cao để Bộ có chỉ đạo cụ thể với các địa phương liên quan.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục nghiên cứu các tiêu chuẩn để sớm công bố đối với ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép. “Quy trình sấy măng như hiện tại có thể chấp nhận được nhưng phải đáp ứng đúng yêu cầu, cần có hướng dẫn cụ thể đối với người sản xuất”, Bộ trưởng nói. Trong tháng 11, Bộ trưởng cũng gợi ý các đơn vị đi kiểm tra các mặt hàng cụ thể là rau ăn sống, mực khô và mật ong.
Một vấn đề khác Bộ Nông nghiệp cũng hết sức lưu ý là tăng cường năng lực cho cán bộ thực thi, gấp rút rà soát, hướng dẫn các địa phương, đơn vị báo cáo danh sách những cán bộ làm công tác thanh tra theo đúng quy định của Bộ, triển khai ngay việc huấn luyện chuyên môn cũng như công tác thanh tra để thực hiện hiệu quả việc kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.
Riêng đối với Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, các đơn vị chức năng tiếp tham gia tái kiểm tra, xử lý các vi phạm. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao có tới 91% các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, 80% cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi vi phạm nhưng không sửa chữa… để từ đó đưa ra giải pháp xử lý thích hợp, nếu khó khăn thì đề xuất chính sách phù hợp hỗ trợ khuyến khích, nhất là đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chuyển đổi theo yêu cầu./.
Dù mới ở mức thấp nhưng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, nguy cơ vẫn đang rình rập từ nhiều phía, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt và đồng bộ.
Nguy cơ cao
Tại cuộc họp giao ban về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 19/10, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nguyễn Như Tiệp cho biết, qua phân tích 90 mẫu cá tại tàu cá, cảng cá, bến cá và các chợ bán buôn, bán lẻ thủy sản cho thấy vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cao về an toàn thực phẩm.
Theo kết quả phân tích, 54/60 mẫu cá biển có urê nhưng ở mức thấp (nằm trong khoảng 10-125 ppm), khả năng là urê nội sinh. Mức phát hiện trong các mẫu cá này không có sự sai khác đáng kể giữa các vị trí lẫy mẫu tại tàu, cảng, chợ bán buôn, bán lẻ. Vì vậy không có bằng chứng về việc người dân lạm dụng các hóa chất urê để bảo quản sản phẩm cá biển.
Đối với chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật (E.Coli và Salmonella) cho thấy có 19% mẫu cá biển nhiễm E.Coli vượt quá chỉ tiêu cho phép, và 30% nhiễm Salmonella, trong đó hầu hết các mẫu nhiễm được phát hiện tại các chợ bán lẻ. “Việc này chứng tỏ điều kiện vệ sinh tại khâu vận chuyển đến nơi bán lẻ và bảo quản, bày bán tại khâu bán lẻ rất không đảm bảo,” ông Nguyễn Như Tiệp nhận định.
Điều đáng lo ngại là có tới 14/45 mẫu (chiếm 31%) chỉ tiêu Histamine (gây ngộ độc thực phẩm vì rất bền nhiệt) vượt mức cho phép đối với mẫu cá biển. Theo cơ quan chức năng, dù mức vượt chỉ tiêu không cao và chưa đến mức gây nguy hiểm cho người tiêu dùng nhưng cũng cần phải tiếp tục kiểm tra và cảnh báo, cũng như đưa ra hướng dẫn điều chỉnh đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ hàng thủy sản.
Không chỉ liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá biển, đông lạnh mà trong tháng 9, 10 các cơ quan chức năng cũng chủ động thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm măng và bò khô. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, phân tích 50 mẫu măng (27 mẫu măng khô, 21 mẫu măng tươi, măng chua và 2 mẫu măng ớt) cho thấy, chỉ tiêu về kim loại nặng đều dưới mức cho phép nhiều lần. Tuy nhiên đối với 27 mẫu măng khô (100%) có thấy chứa lưu huỳnh từ 20- 480 ppm.
Ông Hồng cũng khuyến cáo là không nên ăn măng tươi sống bởi hiện nay Việt Nam chưa có quy định mức chỉ tiêu đối với các chất sấy và bảo quản măng như lưu huỳnh, sunfite, cyanide.
Ông Nguyễn Xuân Hồng cũng đề xuất: các Viện nghiên cứu và Cục chế biến cần quan tâm hơn tới vấn đề này; đồng thời khẩn trương nghiên cứu đưa ra mức an toàn, quy định sấy không để ô nhiễm môi trường. Theo ông Hồng, người tiêu dùng Việt Nam hiện có quan niệm cứ thấy dùng hóa chất là không tốt, trong khi thế giới sử dụng phổ biến để bảo quản và nâng cao chất lượng nông sản. “Hiện Việt Nam gần như không có loại thuốc nào xử lý sau thu hoạch đối với hàng nông sản,” ông Hồng cho biết.
Kiểm soát theo chuỗi
Cũng trong thời gian từ 11/9 đến 10/10, Cục Bảo vệ thực vật đã phát hiện có 2/182 mẫu rau, quả tươi nhập khẩu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hai mẫu vi phạm là quả lựu tại cửa khẩu Kim Thành , tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng không nên chỉ chú trọng tới việc kiểm soát tại cửa khẩu biên giới mà phải kiểm tra cả thị trường nội địa, nhất là đối với dư lượng chất bảo quản đối với hoa quả tươi.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, các đơn vị chuyên ngành cần tiếp tục triển khai quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi. Có thể kiểm tra xử lý đối với sản phẩm cụ thể như: măng, hải sản và bò khô như trong tháng 9 vừa qua, nhưng cần phối hợp với các địa phương để có thể kiểm tra được diện rộng hơn và nắm được bức tranh tổng thể. Ba đơn vị là Tổng cục Thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y cơ quan báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổng hợp lại những vấn đề trọng tâm, những vùng nguy cơ cao để Bộ có chỉ đạo cụ thể với các địa phương liên quan.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục nghiên cứu các tiêu chuẩn để sớm công bố đối với ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép. “Quy trình sấy măng như hiện tại có thể chấp nhận được nhưng phải đáp ứng đúng yêu cầu, cần có hướng dẫn cụ thể đối với người sản xuất”, Bộ trưởng nói. Trong tháng 11, Bộ trưởng cũng gợi ý các đơn vị đi kiểm tra các mặt hàng cụ thể là rau ăn sống, mực khô và mật ong.
Một vấn đề khác Bộ Nông nghiệp cũng hết sức lưu ý là tăng cường năng lực cho cán bộ thực thi, gấp rút rà soát, hướng dẫn các địa phương, đơn vị báo cáo danh sách những cán bộ làm công tác thanh tra theo đúng quy định của Bộ, triển khai ngay việc huấn luyện chuyên môn cũng như công tác thanh tra để thực hiện hiệu quả việc kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.
Riêng đối với Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, các đơn vị chức năng tiếp tham gia tái kiểm tra, xử lý các vi phạm. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao có tới 91% các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, 80% cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi vi phạm nhưng không sửa chữa… để từ đó đưa ra giải pháp xử lý thích hợp, nếu khó khăn thì đề xuất chính sách phù hợp hỗ trợ khuyến khích, nhất là đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chuyển đổi theo yêu cầu./.
Hoàng Tùng (TTXVN)