Năm nào cũng vậy, độ cuối tháng Chạp Dương lịch, người dân thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) lại tất bật quăng chài, thả lưới thu hoạch cá chép đỏ để phục vụ nhu cầu của người dân trong ngày đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.
Nghề nuôi cá chép đỏ ở Thủy Trầm xuất hiện cách đây khoảng 40 năm, đây cũng là nơi khai sinh ra nghề nuôi cá chép đỏ của cả nước.
Trước kia, nghề nuôi cá chép đỏ chỉ xuất hiện ở một vài hộ trong làng, chủ yếu nuôi để làm cảnh chơi vui. Nhưng vài năm trở lại đây, phong trào người dân dùng cá chép đỏ làm "phương tiện" lên thiên đình của ông Công, ông Táo thì nghề nuôi cá chép đỏ ở làng Thuỷ Trầm cũng theo đó phát triển mạnh. Không ít hộ đã giàu lên từ nghề này.
Ông Hà Công Kỷ, người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá cho biết cá chép đỏ rất dễ nuôi, tiền đầu tư ít. Cá giống chỉ cần được tiêm thuốc kích thích đúng kỹ thuật là đẻ "ầm ầm." Thức ăn chính của cá là củ sắn xay. Chi phí cả năm cũng chỉ cho ăn hết tấn sắn, hết vài triệu bạc, không đáng là bao.
Theo ông, cá càng nhỏ càng dễ bán và có giá lại đỡ tốn thức ăn nên nghề nuôi cá chép đỏ cho lợi nhuận rất cao. Qua sáu tháng thả cá chép đỏ, với giá bán thông thường là 150.000đồng/kg, trừ chi phí người dân có thể lãi được 25 triệu đồng/ao.
Theo cán bộ khuyến nông của xã Thủy Trầm, vào tháng Sáu Âm lịch hàng năm là thời điểm thích hợp thả cá chép đỏ. Nguồn nước nuôi cá đảm bảo sạch (nước giếng khoan), được lưu thông thường xuyên tránh bệnh tật trong suốt 5-6 tháng nuôi.
Nuôi làm sao cho cá không lớn quá nhanh, để đến khi thu hoạch cá bằng hai đầu ngón tay là vừa đẹp. Do vậy mỗi mét vuông mặt nước có thể thả tới 500 đến 700 con, mỗi ao cá có thể thả lên đến hàng vạn con cá.
Nuôi cá chép đỏ lãi gấp chục lần trồng lúa và hoa màu nên người dân xã Tuy Lộc thi nhau chuyển đổi sang nuôi cá, nhiều nhất là ở thôn Thủy Trầm.
Cả thôn có 564 hộ thì có tới gần 500 hộ có ao nuôi chép đỏ, với tổng diện tích lên đến cả trăm hécta, mỗi năm sản xuất tới 60-70 tấn cá cung cấp cho thị trường cả nước.
Từ ngày 14, 15 tháng Chạp, ao chưa tát xong, tư thương từ Yên Bái, Hà Giang, Hà Nội... đã đánh ôtô, xe máy về đậu kín đầu làng. Cá chép đỏ rực cả sân, ruộng. Nhiều khi dân lái buôn thường phải lên Thủy Trầm đặt tiền trước cả tháng, thậm chí nửa năm để chắc chắn có nguồn hàng, không bị mua hụt.
Nghề nuôi cá chép đỏ đã góp phần làm làm giàu cho nhiều hộ dân và làm thay đổi bộ mặt ở vùng trung du miền núi Thủy Trầm. Tháng 6/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã quyết định công nhận thôn Thủy Trầm là làng nghề, đây là điều kiện thuận lợi để con cá chép đỏ vươn xa hơn nữa cả về chất lượng và thị trường tiêu thụ trong thời gian tới./.
Nghề nuôi cá chép đỏ ở Thủy Trầm xuất hiện cách đây khoảng 40 năm, đây cũng là nơi khai sinh ra nghề nuôi cá chép đỏ của cả nước.
Trước kia, nghề nuôi cá chép đỏ chỉ xuất hiện ở một vài hộ trong làng, chủ yếu nuôi để làm cảnh chơi vui. Nhưng vài năm trở lại đây, phong trào người dân dùng cá chép đỏ làm "phương tiện" lên thiên đình của ông Công, ông Táo thì nghề nuôi cá chép đỏ ở làng Thuỷ Trầm cũng theo đó phát triển mạnh. Không ít hộ đã giàu lên từ nghề này.
Ông Hà Công Kỷ, người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá cho biết cá chép đỏ rất dễ nuôi, tiền đầu tư ít. Cá giống chỉ cần được tiêm thuốc kích thích đúng kỹ thuật là đẻ "ầm ầm." Thức ăn chính của cá là củ sắn xay. Chi phí cả năm cũng chỉ cho ăn hết tấn sắn, hết vài triệu bạc, không đáng là bao.
Theo ông, cá càng nhỏ càng dễ bán và có giá lại đỡ tốn thức ăn nên nghề nuôi cá chép đỏ cho lợi nhuận rất cao. Qua sáu tháng thả cá chép đỏ, với giá bán thông thường là 150.000đồng/kg, trừ chi phí người dân có thể lãi được 25 triệu đồng/ao.
Theo cán bộ khuyến nông của xã Thủy Trầm, vào tháng Sáu Âm lịch hàng năm là thời điểm thích hợp thả cá chép đỏ. Nguồn nước nuôi cá đảm bảo sạch (nước giếng khoan), được lưu thông thường xuyên tránh bệnh tật trong suốt 5-6 tháng nuôi.
Nuôi làm sao cho cá không lớn quá nhanh, để đến khi thu hoạch cá bằng hai đầu ngón tay là vừa đẹp. Do vậy mỗi mét vuông mặt nước có thể thả tới 500 đến 700 con, mỗi ao cá có thể thả lên đến hàng vạn con cá.
Nuôi cá chép đỏ lãi gấp chục lần trồng lúa và hoa màu nên người dân xã Tuy Lộc thi nhau chuyển đổi sang nuôi cá, nhiều nhất là ở thôn Thủy Trầm.
Cả thôn có 564 hộ thì có tới gần 500 hộ có ao nuôi chép đỏ, với tổng diện tích lên đến cả trăm hécta, mỗi năm sản xuất tới 60-70 tấn cá cung cấp cho thị trường cả nước.
Từ ngày 14, 15 tháng Chạp, ao chưa tát xong, tư thương từ Yên Bái, Hà Giang, Hà Nội... đã đánh ôtô, xe máy về đậu kín đầu làng. Cá chép đỏ rực cả sân, ruộng. Nhiều khi dân lái buôn thường phải lên Thủy Trầm đặt tiền trước cả tháng, thậm chí nửa năm để chắc chắn có nguồn hàng, không bị mua hụt.
Nghề nuôi cá chép đỏ đã góp phần làm làm giàu cho nhiều hộ dân và làm thay đổi bộ mặt ở vùng trung du miền núi Thủy Trầm. Tháng 6/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã quyết định công nhận thôn Thủy Trầm là làng nghề, đây là điều kiện thuận lợi để con cá chép đỏ vươn xa hơn nữa cả về chất lượng và thị trường tiêu thụ trong thời gian tới./.
Lâm Đào An (TTXVN/Vietnam+)