Thụy Sỹ là nước không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có nền kinh tế, khoa học và công nghệ phát triển trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu thế giới.
Chính vì vậy, Thụy Sỹ là một trong những nước trên thế giới quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ; trong đó việc chống hàng giả và vi phạm bản quyền được coi là một chiến dịch nhằm bảo vệ quyền sáng tạo, hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương và tạo môi trường kinh tế lành mạnh.
Với việc trụ sở Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đặt tại Thụy Sỹ đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ tại Thụy Sỹ.
Ở Thụy Sỹ, để bảo vệ người tiêu dùng, nước này đã ban nhiều luật về khoa học và công nghệ và sở hữu trí tuệ, thành lập tòa án riêng về sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu quốc gia SWISS MADE, hỗ trợ đưa nhanh các kết quả nghiên cứu ra thị trường...
Hiện tượng hàng giả và vi phạm bản quyền là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trên thế giới vì bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều có thể bị làm giả, nhái hoặc bị sao chép mà không được phép như phần mềm, điện ảnh, dược, thực phẩm, công nghiệp, máy móc.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Sỹ còn có nhiều biện pháp mạnh để trấn áp nạn hàng giả, hàng nhái như xây dựng và thực hiện các chế tài đánh vào doanh nghiệp khiến doanh nghiệp có thể giải thể hoặc ngừng hoạt động nếu vi phạm sở hữu trí tuệ đồng thời công khai tên doanh nghiệp, tổ chức làm hàng giả trên truyền hình, tại các nơi công cộng… đồng thời tổ chức tiêu hủy hàng giả, hàng nhái.
Điều đặc biệt ở Thụy Sỹ là việc thực hiện các chương trình hỗ trợ người dân cách thức phân biệt hàng thật, hàng nhái, hàng giả để tránh nhầm lẫn cho người dân.
Nền kinh tế Thụy Sỹ ước tính bị thiệt hại khoảng hai tỷ USD mỗi năm do nạn hàng giả và vi phạm bản quyền, do đó nước này tổ chức chiến dịch chống hàng giả và vi phạm bản quyền (Stop Piracy) và đã được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân cũng như các cơ quan hữu quan về vấn nạn này.
Nhờ vậy, trong khoảng hai năm trở lại đây, nạn hàng giả, hàng nhái và vi phạm bản quyền tại Thụy Sỹ giảm đi đáng kể góp phần đưa thương hiệu hàng hóa của Thụy Sỹ tìm lại uy tín trên thị trường thế giới.
Trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt Nam-Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ đang được thực hiện, chuyên gia hai nước đã trao đổi kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ, chú trọng tới chiến dịch chống hàng giả và vi phạm bản quyền. Kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ tại Thụy sỹ đã gợi mở những cách tiếp cận mới tại Việt Nam.
Chuyên gia về sở hữu trí tuệ của Thụy Sỹ cho rằng Việt Nam nên xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ mang tầm quốc gia, từng bước xây dựng thương hiệu quốc tế cho một số sản phẩm Việt Nam, đẩy mạnh chiến dịch chống hàng giả và vi phạm bản quyền, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chính doanh nghiệp mình./.
Chính vì vậy, Thụy Sỹ là một trong những nước trên thế giới quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ; trong đó việc chống hàng giả và vi phạm bản quyền được coi là một chiến dịch nhằm bảo vệ quyền sáng tạo, hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương và tạo môi trường kinh tế lành mạnh.
Với việc trụ sở Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đặt tại Thụy Sỹ đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ tại Thụy Sỹ.
Ở Thụy Sỹ, để bảo vệ người tiêu dùng, nước này đã ban nhiều luật về khoa học và công nghệ và sở hữu trí tuệ, thành lập tòa án riêng về sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu quốc gia SWISS MADE, hỗ trợ đưa nhanh các kết quả nghiên cứu ra thị trường...
Hiện tượng hàng giả và vi phạm bản quyền là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trên thế giới vì bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều có thể bị làm giả, nhái hoặc bị sao chép mà không được phép như phần mềm, điện ảnh, dược, thực phẩm, công nghiệp, máy móc.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Sỹ còn có nhiều biện pháp mạnh để trấn áp nạn hàng giả, hàng nhái như xây dựng và thực hiện các chế tài đánh vào doanh nghiệp khiến doanh nghiệp có thể giải thể hoặc ngừng hoạt động nếu vi phạm sở hữu trí tuệ đồng thời công khai tên doanh nghiệp, tổ chức làm hàng giả trên truyền hình, tại các nơi công cộng… đồng thời tổ chức tiêu hủy hàng giả, hàng nhái.
Điều đặc biệt ở Thụy Sỹ là việc thực hiện các chương trình hỗ trợ người dân cách thức phân biệt hàng thật, hàng nhái, hàng giả để tránh nhầm lẫn cho người dân.
Nền kinh tế Thụy Sỹ ước tính bị thiệt hại khoảng hai tỷ USD mỗi năm do nạn hàng giả và vi phạm bản quyền, do đó nước này tổ chức chiến dịch chống hàng giả và vi phạm bản quyền (Stop Piracy) và đã được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân cũng như các cơ quan hữu quan về vấn nạn này.
Nhờ vậy, trong khoảng hai năm trở lại đây, nạn hàng giả, hàng nhái và vi phạm bản quyền tại Thụy Sỹ giảm đi đáng kể góp phần đưa thương hiệu hàng hóa của Thụy Sỹ tìm lại uy tín trên thị trường thế giới.
Trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt Nam-Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ đang được thực hiện, chuyên gia hai nước đã trao đổi kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ, chú trọng tới chiến dịch chống hàng giả và vi phạm bản quyền. Kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ tại Thụy sỹ đã gợi mở những cách tiếp cận mới tại Việt Nam.
Chuyên gia về sở hữu trí tuệ của Thụy Sỹ cho rằng Việt Nam nên xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ mang tầm quốc gia, từng bước xây dựng thương hiệu quốc tế cho một số sản phẩm Việt Nam, đẩy mạnh chiến dịch chống hàng giả và vi phạm bản quyền, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chính doanh nghiệp mình./.
Trần Quang Tuấn (Vietnam+)