Ban Thư ký nhà nước phụ trách các vấn đề kinh tế (SECO) của Thụy Sĩ ngày 30/5 thông báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý I/2013 đạt 0,6%, cao hơn dự đoán trước đó, chủ yếu nhờ hoạt động chi tiêu tiêu dùng tốt hơn các nước láng giềng ở khu vực châu Âu.
Cornelia Luchsinger, nhà kinh tế tại Zuercher Kantonalbank, nhận xét, kết quả khả quan này thật đáng ngạc nhiên và cao gấp đôi dự đoán tăng trưởng chỉ 0,3% của các nhà kinh tế trước đó.
Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) năm 2011 đã đặt ra ngưỡng quy đổi 1,2 euro/1 CHF (franc Thụy Sĩ) nhằm tránh giảm phát và suy thoái. Cùng với nhu cầu trong nước, mức trần tỷ giá này cũng đã giúp Thụy Sĩ tránh khỏi 6 quý suy thoái do ảnh hưởng của khu vực đồng tiền chung euro - điểm đến của khoảng một nửa lượng hàng xuất khẩu của Thụy Sĩ. Ngay cả Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, cũng chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý I/2013.
Báo cáo của SECO nêu rõ, nhu cầu trong nước là động lực lớn nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thụy Sĩ, chiếm khoảng 57% GDP trong năm 2012, trong khi xuất khẩu ròng chỉ chiếm 10%. Trong quý I/2013, chi tiêu của các hộ gia đình đã tăng 0,6% so với thời điểm cuối năm 2012 và đầu tư xây dựng tăng 0,3%.
Cũng trong ngày 30/5, Trường Quản lý Quốc tế Lausanne (IMD) của Thụy Sĩ đã công bố Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu IMD năm 2013, cho thấy Thụy Sĩ đã vươn lên vị trí thứ 2 sau Mỹ trong bảng danh sách các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Bên cạnh Thụy Sĩ, lọt vào tốp 10 còn có hai nước châu Âu khác, đó là Thụy Điển (đứng thứ tư) và Đức (thứ 9).
Theo dự đoán gần đây nhất của SNB, GDP của Thụy Sĩ trong năm 2013 dự kiến sẽ tăng từ 1-1,5%. SNB sẽ cập nhật các thông tin kinh tế để đánh giá chính sách vào ngày 20/6 tới đây./.
Cornelia Luchsinger, nhà kinh tế tại Zuercher Kantonalbank, nhận xét, kết quả khả quan này thật đáng ngạc nhiên và cao gấp đôi dự đoán tăng trưởng chỉ 0,3% của các nhà kinh tế trước đó.
Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) năm 2011 đã đặt ra ngưỡng quy đổi 1,2 euro/1 CHF (franc Thụy Sĩ) nhằm tránh giảm phát và suy thoái. Cùng với nhu cầu trong nước, mức trần tỷ giá này cũng đã giúp Thụy Sĩ tránh khỏi 6 quý suy thoái do ảnh hưởng của khu vực đồng tiền chung euro - điểm đến của khoảng một nửa lượng hàng xuất khẩu của Thụy Sĩ. Ngay cả Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, cũng chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý I/2013.
Báo cáo của SECO nêu rõ, nhu cầu trong nước là động lực lớn nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thụy Sĩ, chiếm khoảng 57% GDP trong năm 2012, trong khi xuất khẩu ròng chỉ chiếm 10%. Trong quý I/2013, chi tiêu của các hộ gia đình đã tăng 0,6% so với thời điểm cuối năm 2012 và đầu tư xây dựng tăng 0,3%.
Cũng trong ngày 30/5, Trường Quản lý Quốc tế Lausanne (IMD) của Thụy Sĩ đã công bố Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu IMD năm 2013, cho thấy Thụy Sĩ đã vươn lên vị trí thứ 2 sau Mỹ trong bảng danh sách các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Bên cạnh Thụy Sĩ, lọt vào tốp 10 còn có hai nước châu Âu khác, đó là Thụy Điển (đứng thứ tư) và Đức (thứ 9).
Theo dự đoán gần đây nhất của SNB, GDP của Thụy Sĩ trong năm 2013 dự kiến sẽ tăng từ 1-1,5%. SNB sẽ cập nhật các thông tin kinh tế để đánh giá chính sách vào ngày 20/6 tới đây./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)