Theo các trung tâm giam giữ của Thụy Sĩ, "xuất khẩu" tù nhân sang các quốc gia láng giềng như Pháp và Đức, có thể giúp làm giảm bớt tình trạng quá tải của các nhà tù nước này.
Các nhà tù Thụy Sĩ hiện đang trong tình trạng có vượt số tù nhân cho phép. Con số thống kê chính thức cho thấy trong năm năm 2013 đã có 7.072 người lớn bị nhốt trong các trại giam được thiết kế cho 7.048 tù nhân.
Tình trạng quá tải đạt đến đỉnh điểm tại nhà tù Champ-Dollon cách đây một năm, dẫn đến một loạt các cuộc đụng độ bạo lực giữa các tù nhân.
Các lính coi ngục tại nhà tù chính của Geneva - một trong những trại giam đông đúc nhất của Thụy Sĩ - đã đình công trong năm 2014 để phản đối, trong khi Tòa án Liên bang đã phán quyết có lợi của một tù nhân một năm trước đây vì những phàn nàn về điều kiện chật chội.
Mặc dù Thụy Sĩ đã cố gắng tăng công suất nhà tù, song giám đốc nhà tù của các bang cho rằng ý tưởng đề nghị các nhà tù ở các nước láng giềng khác giam giữ một số tù nhân Thụy Sĩ cũng đáng được quan tâm.
Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, các chính quyền bang đã gửi thư yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp và Cảnh sát Thụy Sĩ, bà Simonetta Sommaruga (mà đã chính thức nhận chức Tổng thống Thụy Sĩ từ đầu năm 2015) cân nhắc lựa chọn vì tình trạng quá tải hiện nay làm gia tăng những rủi ro an ninh đáng kể.
Charles Juillard, Giám đốc Tư pháp bang Jura, cho rằng "xuất khẩu" tù nhân có thể là một giải pháp ngắn hạn hợp lý cho đến khi tìm được giải pháp bền vững hơn ở Thụy Sĩ.
Theo ông Juillard, các giải pháp tốt nhất về mặt tự nhiên là xây dựng thêm các nhà tù, nhưng điều này tốn kém và mất nhiều thời gian. Trong khi chờ đợi, Thụy Sĩ có thể gửi tù nhân ra nước ngoài, đặc biệt là Đức.
Một số ít nước khác ở châu Âu đã sử dụng một chương trình chia sẻ dịch vụ nhà tù, đáng chú ý nhất là Bỉ-Hà Lan; Liechtenstein-Áo.
Năm ngoái, Thụy Điển từ chối một yêu cầu của Na Uy để thuê một phần không gian nhà tù, song vẫn để ngỏ cửa cho một số loại hình hợp tác khác trong tương lai./.