Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU đều gặp khó khăn trước những quy định của Hội đồng Liên minh châu Âu (EC) về khai thác thủy sản, chưa quen ghi nhật ký khai thác thủy sản theo quy định (IUU).
Để có thể ổn định được thị trường xuất khẩu, các chuyên gia ngành thủy sản khuyến cáo, trước mắt các doanh nghiệp cần chuyển hướng thị trường tiêu thụ vào các nước chưa có yêu cầu về chứng nhận thủy sản khai thác như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Canada...
Mặt khác, doanh nghiệp cần tích cực hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân trong việc ghi nhật ký khai thác thủy sản.
Bên cạnh đó, ngư dân cần chuyển phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang phương thức sản xuất tập thể theo hướng thành lập các tổ đội khai thác thủy sản; cần phải thích ứng nhanh với việc ghi nhật ký khai thác thủy sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Đối với Nhà nước cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước ngoài EU; tăng cường triển khai quy chế cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, trong đó đặc biệt chú ý đến việc hướng dẫn ngư dân ghi nhật ký khai thác thủy sản.
Theo quy chế Chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu, chủ tàu khai thác hải sản phải ghi đầy đủ các hạng mục trong Sổ nhật ký khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, theo quy chế, các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu phải đăng ký xác nhận thủy sản khai thác đối với các lô sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu thu mua.
Để làm đúng các quy trình thủ tục và được xác nhận của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, các công ty chế biến thủy sản phải kê khai đầy đủ, nhiều hạng mục; trong đó các công ty phải kê khai khối lượng thủy sản khai thác.
Theo đại diện một số công ty chế biến, hiện nay các công ty có hàng xuất khẩu sang EU đang gặp khó khăn từ các khách hàng vì khách hàng EU đang chờ tín hiệu từ phía đối tác Việt Nam trong việc thông tin đầy đủ về việc thực hiện quy định chứng nhận nguồn gốc thủy sản./.
Để có thể ổn định được thị trường xuất khẩu, các chuyên gia ngành thủy sản khuyến cáo, trước mắt các doanh nghiệp cần chuyển hướng thị trường tiêu thụ vào các nước chưa có yêu cầu về chứng nhận thủy sản khai thác như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Canada...
Mặt khác, doanh nghiệp cần tích cực hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân trong việc ghi nhật ký khai thác thủy sản.
Bên cạnh đó, ngư dân cần chuyển phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang phương thức sản xuất tập thể theo hướng thành lập các tổ đội khai thác thủy sản; cần phải thích ứng nhanh với việc ghi nhật ký khai thác thủy sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Đối với Nhà nước cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước ngoài EU; tăng cường triển khai quy chế cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, trong đó đặc biệt chú ý đến việc hướng dẫn ngư dân ghi nhật ký khai thác thủy sản.
Theo quy chế Chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu, chủ tàu khai thác hải sản phải ghi đầy đủ các hạng mục trong Sổ nhật ký khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, theo quy chế, các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu phải đăng ký xác nhận thủy sản khai thác đối với các lô sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu thu mua.
Để làm đúng các quy trình thủ tục và được xác nhận của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, các công ty chế biến thủy sản phải kê khai đầy đủ, nhiều hạng mục; trong đó các công ty phải kê khai khối lượng thủy sản khai thác.
Theo đại diện một số công ty chế biến, hiện nay các công ty có hàng xuất khẩu sang EU đang gặp khó khăn từ các khách hàng vì khách hàng EU đang chờ tín hiệu từ phía đối tác Việt Nam trong việc thông tin đầy đủ về việc thực hiện quy định chứng nhận nguồn gốc thủy sản./.
Thúy Hiền (Vietnam+)