Ngày 16/11, Đoàn công tác liên ngành do ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước làm trưởng đoàn đã có chuyến kiểm tra thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) và làm việc với lãnh đạo địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Sau khi đi thị sát trong hầm đập chính thủy điện Sông Tranh 2, đoàn công tác đã đi thăm và tặng quà gia đình anh Hồ Văn Xéo (thôn 6, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My) là một trong những gia đình nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi động đất.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng đoàn công tác, đại diện Ban quản lý Dự án thủy điện 3 đã báo cáo tình hình trận động đất ngày 15/11. Theo đó, trận động đất có cường độ 4,7 độ richter tại tọa độ: 15,35 độ vĩ bắc - 108,10 độ kinh đông, cách đập thủy điện Sông Tranh 2 về phía thượng lưu 5km, độ sâu chấn tiêu là 6km. Qua kiểm tra, đập vẫn an toàn, các tổ máy vẫn hoạt động bình thường.
Các chuyên gia về thủy lợi, đập, địa chấn, kháng chấn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học Công nghệ cũng đã khẳng định rằng, qua kiểm tra số đo về dao động của các khe nhiệt không có gì bất thường; thân đập bình thường. Tuy nhiên, cũng cần có thời gian để thực hiện một số khâu kỹ thuật để khẳng định một cách chắn chắn và toàn diện về đập thủy điện Sông Tranh 2.
Tuy nhiên, Quảng Nam cũng băn khoăn và mong muốn các cơ quan chức năng khẳng định đập có an toàn không. Khi có câu trả lời thỏa đáng thì mới yên dân. Do cường độ động đất ngày càng tăng, các nhà khoa học cần dự báo chính xác mức độ động đất kiến tạo, kích thích, đồng thời hướng dẫn nhân dân vùng động đất cách phòng tránh hữu hiệu.
Với tư cách là đại diện chủ đầu tư, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: Ngay sau khi sự cố thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thuê các nhà thầu nước ngoài khảo sát và chống thấm. Đến nay, việc chống thấm cơ bản đã đạt kết quả, theo thông số đo ngày 15/11 thì nước thấm qua thân đập chỉ còn 2,77 lít/giây.
Hiện nay, EVN đang chỉ đạo lắp đặt thêm 2 máy đo gia tốc nền tại 2 vai đập để có thông số chính xác hơn. EVN cũng phối hợp với địa phương để bố trí đất cho những hộ dân trong vùng bị động đất bị thiếu đất sản xuất. EVN cũng hứa hỗ trợ Quảng Nam sửa chữa 20km đường đi từ Tam Kỳ lên Bắc Trà My. Trước mắt, EVN trao tặng 200 triệu đồng cho bà con vùng tái định cư huyện Bắc Trà My.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Những lo lắng của chính quyền và nhân dân địa phương là chính đáng. Chính phủ đã chỉ đạo trước mắt không tích nước thủy điện Sông Tranh 2 và đặt sự an toàn của người dân lên trên hết.
Trong thời gian tới, các ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ; các bên liên quan chủ động trong việc giúp đỡ người dân khắc phục sự cố, cũng như tiếp tục nghiên cứu về động đất; lắp đặt, hoàn chỉnh các trạm quan trắc.
Bộ tưởng đề nghị Viện Vật lý địa cầu khẩn trương mời chuyên gia nước ngoài đến đánh giá độ an toàn của đập; Cục Giám định chất lượng. Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục hỗ trợ chính quyền địa phương, cũng như người dân bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả hư hại công trình./.
Sau khi đi thị sát trong hầm đập chính thủy điện Sông Tranh 2, đoàn công tác đã đi thăm và tặng quà gia đình anh Hồ Văn Xéo (thôn 6, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My) là một trong những gia đình nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi động đất.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng đoàn công tác, đại diện Ban quản lý Dự án thủy điện 3 đã báo cáo tình hình trận động đất ngày 15/11. Theo đó, trận động đất có cường độ 4,7 độ richter tại tọa độ: 15,35 độ vĩ bắc - 108,10 độ kinh đông, cách đập thủy điện Sông Tranh 2 về phía thượng lưu 5km, độ sâu chấn tiêu là 6km. Qua kiểm tra, đập vẫn an toàn, các tổ máy vẫn hoạt động bình thường.
Các chuyên gia về thủy lợi, đập, địa chấn, kháng chấn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học Công nghệ cũng đã khẳng định rằng, qua kiểm tra số đo về dao động của các khe nhiệt không có gì bất thường; thân đập bình thường. Tuy nhiên, cũng cần có thời gian để thực hiện một số khâu kỹ thuật để khẳng định một cách chắn chắn và toàn diện về đập thủy điện Sông Tranh 2.
[Sông Tranh 2 "hứng" động đất lớn 4,7 độ Richter]
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho biết: Trước tình hình động đất liên tục diễn ra, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã tích cực hướng dẫn, tập huấn cho người dân về phòng tránh động đất và tình hình thực tế của đập qua những thông số đo; phối hợp với Viện Vật lý địa cầu lắp đặt các trạm quan trắc động đất; phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát thiệt hại để hỗ trợ nhân dân vùng động đất; bố trí tái định cư cho nhân dân tại huyện Bắc Trà My.Tuy nhiên, Quảng Nam cũng băn khoăn và mong muốn các cơ quan chức năng khẳng định đập có an toàn không. Khi có câu trả lời thỏa đáng thì mới yên dân. Do cường độ động đất ngày càng tăng, các nhà khoa học cần dự báo chính xác mức độ động đất kiến tạo, kích thích, đồng thời hướng dẫn nhân dân vùng động đất cách phòng tránh hữu hiệu.
Với tư cách là đại diện chủ đầu tư, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: Ngay sau khi sự cố thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thuê các nhà thầu nước ngoài khảo sát và chống thấm. Đến nay, việc chống thấm cơ bản đã đạt kết quả, theo thông số đo ngày 15/11 thì nước thấm qua thân đập chỉ còn 2,77 lít/giây.
Hiện nay, EVN đang chỉ đạo lắp đặt thêm 2 máy đo gia tốc nền tại 2 vai đập để có thông số chính xác hơn. EVN cũng phối hợp với địa phương để bố trí đất cho những hộ dân trong vùng bị động đất bị thiếu đất sản xuất. EVN cũng hứa hỗ trợ Quảng Nam sửa chữa 20km đường đi từ Tam Kỳ lên Bắc Trà My. Trước mắt, EVN trao tặng 200 triệu đồng cho bà con vùng tái định cư huyện Bắc Trà My.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Những lo lắng của chính quyền và nhân dân địa phương là chính đáng. Chính phủ đã chỉ đạo trước mắt không tích nước thủy điện Sông Tranh 2 và đặt sự an toàn của người dân lên trên hết.
Trong thời gian tới, các ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ; các bên liên quan chủ động trong việc giúp đỡ người dân khắc phục sự cố, cũng như tiếp tục nghiên cứu về động đất; lắp đặt, hoàn chỉnh các trạm quan trắc.
Bộ tưởng đề nghị Viện Vật lý địa cầu khẩn trương mời chuyên gia nước ngoài đến đánh giá độ an toàn của đập; Cục Giám định chất lượng. Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục hỗ trợ chính quyền địa phương, cũng như người dân bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả hư hại công trình./.
Nguyễn Sơn (TTXVN)